Một nghiên cứu mới được công bố gần đây bởi Học viện Lãnh đạo và Quản lý (Institute of Leadership and Management) thì: "Trong khi 83% các nhà quản lý nói rằng tổ chức của họ thường có các bản tuyên bố giá trị (Value Statement / Value Proposition) thì chỉ có 38% khẳng định là họ đã đáp ứng đầy đủ. Đây là khoảng cách rất lớn. Thậm chí, 63% số người được điều tra còn tin là họ được yêu cầu làm những việc mà không đúng với những gì đã được ghi rõ trong bản tuyên bố".
Một điều rõ ràng là chúng ta đang dần tiến tới một thế giới kinh doanh – nơi mà các giá trị, sự nguyên vẹn và đạo đức là ưu tiên hàng đầu với khách hàng và nhân viên. Do vậy, nếu các bản tuyên bố giá trị được sử dụng đúng như với ý nghĩa của việc viết ra nó thì chúng đều có những tác động hết sức tích cực.
Chắc chắn là mọi thứ đều bắt đầu với nhà lãnh đạo và nếu người lãnh đạo không thỏa mãn các giá trị và đạo đức thì sau đó, những gì mà các thành viên trong nhóm đang làm cũng không còn quan trọng nữa.
Một trong những vấn đề được nhấn mạnh trong nghiên cứu trên là có một sự nhầm lẫn tai hại về cách hình thành nên thói quen hành xử có đạo đức. Tác giả bài viết cũng nhấn mạnh về việc nếu một nhà lãnh đạo mất đi lòng tin và sự tôn trọng của nhân viên vì họ vượt qua một giới hạn nào đó thì chúng không chỉ tác động tới các giá trị của họ đã cố gắng gây dựng mà còn khiến mọi hành vi sau đó đều trở nên sai lầm.
5 thói quen hành xử sau đây là những gì mà bất kỳ một Leader chuyên nghiệp nào cũng cần ghi nhớ nếu muốn trở thành một con người chuẩn mực!
Khi một nhà lãnh đạo đã nói sẽ làm điều gì đó thì có khả năng nó sẽ liên quan tới một nhân viên, thay đổi một sự việc hoặc chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Do vậy, nếu vô tình hoặc cố ý quên / bỏ qua điều bạn đã nói thì chúng sẽ nhanh chóng khiến cấp dưới mất đi lòng tin và rõ ràng, giá trị của bạn cũng sẽ giảm đi rất lớn.
Tôi đã từng làm việc với một khách hàng và mảng công việc cô ấy đảm nhận một phần có liên quan tới việc duyệt các hồ sơ. Một lần, cô ấy nhận được hồ sơ xin việc từ một ứng viên cấp cao nhưng anh ta không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn công ty yêu cầu. Rõ ràng, người đàn ông này sẽ không được nhận nhưng CEO của cô lại cho rằng đây là trường hợp ngoại lệ và quyết định chấp nhận hồ sơ của ứng viên đó. Điều này khiến cô ấy vỡ mộng và hoàn toàn mất lòng tin vào CEO của mình.
Bạn thấy đấy. Một hành vi của người lãnh đạo nếu có sự thiên vị dù cố ý hay vô tình cũng đều có thể hủy hoại danh tiếng rất nhanh.
Luôn có một sự khác biệt rõ ràng giữa việc phán xét điều gì đó tốt hay không tốt và nhận thức được điều gì muốn hay không muốn. Một người đàn ông ăn trộm tiền tại nơi làm việc và ngay lập tức bị chủ sa thải. Cách giải quyết này không chỉ thể hiện rằng hành vi đó không được chấp nhận (hay không muốn) mà còn để đảm bảo rằng nó không được phép tái diễn (tốt).
Trong câu chuyện trên, rõ ràng người đàn ông có thể đã trải qua một tình trạng căng thẳng nghiêm trọng khiến ông ta có hành vi vượt ngoài tầm kiểm soát. Nếu người lãnh đạo phán xét theo khía cạnh này thì có khả năng sẽ không đưa ra mức phạt cao nhất là sa thải.
Luôn tin tưởng những người đã từng giúp bạn đạt được kết quả tốt hay hoàn thành một dự án nào đó là điều rất quan trọng. Bởi lẽ, họ chính là tiền đề để bạn có thêm động lực và những thành quả tốt hơn cho các dự án tiếp theo.
Sẽ rất dễ dàng nếu là một tin tốt nhưng nếu đó là một tin không hay và bạn cần thông báo với toàn thể nhân viên thì sao? Một vài người nghĩ rằng họ có thể bảo vệ nhân viên hoặc giúp các thành viên trong nhóm tránh khỏi những lo lắng không cần thiết nếu che giấu sự thật về điều sắp xảy ra. Tuy nhiên, sự không thẳng thắn luôn bị phát hiện dù sớm hay muộn và điều tồi tệ hơn là lòng tin của họ đối với bạn sẽ bị phá hủy.
Tác giả: Christina Lattimer.