Cô vội vàng đến bàn thờ, thắp nén hương cho má. Thắp xong, cô ra bếp, tìm cái ấm để uống nước. Cô sững người giật mình khi thấy một mảnh giấy đỏ còn xót lại với những mảng đen bám xung quanh nằm trơ trọi trong bếp lửa đã tàn lụi.
***
Cô trở về phòng trọ lúc chín giờ tối, cô lấy tay che ngang miệng bằng cơn buồn ngủ kéo dài để xua đi sự mệt mỏi của mình. Cô nằm trên giường và nghĩ: Vậy là đã hơn ba năm nay kể từ ngày chân ướt chân ráo lên thành phố để vào làm công nhân cho một nhà máy may của nước ngoài. Ba năm ấy, với cô là chuỗi ngày cô đơn trên đất khách quê người, là tháng ngày mòn mỏi, trống vắng đến hiu quạnh. Ánh mắt cô xa xăm thoáng chút long lanh và đượm nỗi buồn. Đêm nay, cũng như bao đêm khác, cô không thể chợp mắt cho dù đã trãi qua một ngày làm việc mệt nhoài trong công xưởng. Những đêm dài, cô gối mình trên nước mắt, có giọt nước mắt lả chã rơi, thấm đẫm vào khuôn mặt cô, nó chẳng còn mùi mặn chát nữa mà đó là những giọt nước không màu mang mùi vị thời gian. Đột nhiên, cô với cái tay, mò mẫm để tìm chiếc điện thoại, một lúc sau cô bấm gọi, từng tiếng chuông kéo dài liên hồi...
Có ai đó nhấc máy.
- Alo! thưa bác, ngày mai cháu về.
Nói hết câu cô lịm đi, thấy khóe mắt mình cay cay, cô nhắm, nấc từng tiếng nghẹn ngào.
- Kì lạ, cái con bé này, nói chưa xong đã vội tắt.
Ở đầu dây bên kia là giọng của một người đàn bà đã lớn tuổi, có tiếng cười nhẹ xen lẫn niềm vui toát ra từ tiếng nói ấy. Dù con bé có bị sao đi nữa khi nghe câu nói đó bà cũng không thấy chạnh lòng, lo lắng gì, thế nào bà cũng chạy sang báo cho ông ngày mai đứa con gái phương xa trở về - ngày mà ông ấy đã chờ rất lâu.
Người cha già ngồi trên chiếc chõng tre, tay cầm điếu thuốc lào, hít từng hơi một rồi phã vào không gian, khói bay nghi ngút hòa vào trong không trung những vệt mong lung không hình hài, ánh mắt ông đăm chiêu nhìn ra xa khoảng mù mịt trước nhà như chờ đợi một điều gì đó! Có ai biết rằng, những khoảng không xám xịt, u tối ấy tựa như cuộc đời đầy những vết loang lỗ của ông.
Người đàn bà lặng lẽ đến bên, chạm nhẹ tay vỗ vào vai.
- Ông, ngày mai con bé về!
Ông giật mình.
- Bà nói gì?
- Cái ...cái.. An nó về thăm ông đấy!
Cổ họng ông nghẹn ứ, ông chẳng thể tin nổi điều mà ông nghe thấy.
- Thật... hả... bà?
- Ừ! Nó bảo vậy.
- Thế nó còn nói gì với bà nữa không?
- Không ông ạ, nó chỉ bảo vậy thôi, chưa kịp nghe câu nói thứ hai thì nó vội cúp máy, chẳng biết có chuyện gì với nó nữa, nhưng khi nghe nó về là tôi mừng lắm rồi.
Đã bao lâu, niềm vui mới trở lại trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Kể từ ngày vợ mất, đứa con gái cũng rời bỏ ông lên thành phố, chỉ còn lại một mình ông lui thủi trong căn nhà lạnh lẽo và trống trãi. Ông biết đó là cái giá mà ông phải trá vì những lỗi lầm ông gây ra. Mất đi bàn tay người phụ nữ mọi thứ trong ngôi nhà trở nên bộn bề và ngổn ngang.
Tờ mờ giờ sáng, khi mặt trăng chưa lên cao để thay mình bằng thứ ánh sáng kiêu hãnh của mặt trời, ở đâu đó, trên những vòm lá, ngọn cỏ những giọt sương còn vương mình chưa thức giấc để đón ánh bình minh. Trong không gian tĩnh lặng thấp thoáng một bóng người đàn ông trong căn bếp với những vệt sáng mờ mờ ảo ảo. Ông dậy từ lúc nào chẳng biết, lục đục dọn dẹp mọi thứ, hình như dự định làm một điều gì đó.
Ngày An đi, ông dặn lòng rằng, lúc nó về ông sẽ tự tay nấu bữa cơm với những món nó thích và đây là cơ hội để ông làm điều đó. Ông vội vàng chạy qua nhà hàng xóm, nhờ giùm bà đi chợ mua mấy thứ rồi nhanh chóng trở về vo gạo, đặt nồi cơm lên, ông thấy mình luống cuống vừa làm vừa có gì đó bồi hồi. Nhất định phải làm nhanh để kịp nó trở về. Ông nhìn quanh để tìm cái gì đó nhen lửa, tìm mãi chẳng thấy, nhìn thêm một lượt và khi ông ngước lên chàn bếp, thấy một tờ giấy màu đỏ đươc bao bởi một tờ ni long. Mừng quá ông lấy xuống, chân tay lóng ngóng, vội vội vàng vàng bật lửa để nhen.Đúng mười giờ mọi thứ đã chuẩn bị tươm tất, chỉ còn ngồi đợi con về.
Ngoài kia, cái nắng gắt của buổi trưa đã lên cao, từng hơi thở nhè nhẹ của gió thổi vào luồn qua từng khe hở lớp ván tường mỏng manh cũng đủ làm dịu đi cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè . Ông suốt ruột, bước vào bước ra ở cánh cửa liến thoắng rồi ông dựng đứng lại, có bước chân của ai ngoài ngõ, nghe mỗi lúc càng lớn dần, nhịp tim ông đập thình, ông chạy ra, đưa ánh mắt nhìn, bóng hình của người con gái, là con bé, đúng rồi!
Thiên An lững thững bước vào nhà.
Đứng trước ngõ cô đã bắt gặp ánh nhìn của cha. Hai cha con ôm lấy nhau, có giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má, rồi chạm đến khóe môi, miệng ông mếu máo như một đứa trẻ, hai bàn tay ôm chầm lấy con, chỉ là ông xúc động quá.
- Đưa ba lô cha cất cho rồi ngồi nghỉ đi.
Cô nhìn cha rồi đảo mắt nhìn mọi thứ, chẳng có gì thay đổi, vẫn là khung cảnh xưa tràn ngập nỗi buồn. Căn nhà ba gian nghèo nàn, phía trên lợp mái tôn nhiều chổ đã hoen rỉ, chung quanh thưng bằng ván mỏng. Từ trong nhà có thể dễ dàng quan sát thế giới bên ngoài qua kẻ hở của những mảnh ghép xơ sài. Đồ đạc trống không, góc nhà kê một chiếc giường đôi cũ kỹ, chiếu trải mỏng manh đã rách nhiều chổ. Cảnh tượng lạnh lẽo làm ai cũng phải buồn. Những kí ức ngày xưa vội về chiếm lĩnh trái tim cô. Cô vội vàng đến bàn thờ, thắp nén hương cho má. Thắp xong, cô ra bếp, tìm cái ấm để uống nước. Cô sững người giật mình khi thấy một mảnh giấy đỏ còn xót lại với những mảng đen bám xung quanh nằm trơ trọi trong bếp lửa đã tàn lụi. Linh tính một điều chẳng lành, cô cầm lên xem, lật đi lật lại. Cô hốt hoảng, tim cô loạn nhịp khi kịp nhận ra là tấm bằng đại học đã cháy, cô ú ớ gọi:
Cha... ơi!
Tiếng cha kéo dài trong nỗi đau xót vô tận. Người cha ở ngoài sân nghe tiếng gọi của con vội chạy thọc vào bếp. Ông thấy con bé ngồi bệt xuống nền, miệng lập cập, chân tay cầm thứ gì đó run lẩy bẫy.
- Cha, bằng đại học ... cháy!
Tim ông thắt lại, câu nói của con như hàng ngàn mảnh dao cắm và ông. Ông tuyệt vọng, Chưa bao giờ ông thấy mình tỉnh hơn như lúc này... Có ai biết rằng, người cha già trong một phút đãng trí đã vô tình đốt đi tấm bằng của con...Ông không hiểu tại sao tấm bằng nằm đó, có thể là do ông quên trong một lần đem nó ra xem...rồi thói quen nhặt được tờ giấy nào cũng để ở chàn bếp. Nhìn xuống, ông thấy giọt nước mắt của con rơi. Ông cảm thấy lòng mình hổ thẹn.
Thiên An không nói gì, đứng dậy lặng lẽ bước vào bàn thờ má, trước di ảnh má, cô khóc, cô muốn quay lại quãng thời gian trước đây để sống lại với giây phút có má như ngày nào. Cô hận mình, hận chính bản thân cô. Ngày má đi, cô cũng muốn vứt bỏ mọi thứ để đi theo, nhưng nghĩ rằng cha cô đang bệnh chẳng có ai chăm sóc, vậy là cô cố gượng sống, mặc dù trong thâm tâm lúc nào cũng oán hận cha vì sự ra đi đột ngột của má. Nỗi ám ảnh giây phút má mất vẫn không nguôi trong cô. Nhưng rồi, nghĩ lại, cô còn gì, còn lại cái gì đây?
Quyết định rời bỏ thành phố - nơi ồn ào, tấp nập với bao thị phi, bon chen, ganh đua được mất. Rời bỏ nơi ấy cũng chính là giây phút cô đã tha lỗi cho cha. Về với quê hương, gia đình, cô nghĩ rằng sẽ đăng kí thi tuyển trong tháng tới này để kịp gieo lại ước mơ ngày nào đã bị lãng quên, nhưng hôm nay, niềm mơ ước ấy đã cháy rụi trong đóng tro tàn .
Cô gọi má:
- Má, má vẫn khỏe chứ, ở dưới đó má có lạnh lắm không, hôm nay con về đây, về thăm má đây, con không đi nữa đâu má à, con sẽ ở lại đây, nghe lời má, ở lại để thay má nuôi đặng cha.
Bữa cơm ấy cô không còn tâm trí để ăn, cố gượng lòng mình để làm cha vui. Nuốt nước mắt trong lòng, gặm nhấm từng hạt cơm và ăn trong nỗi đau đớn. Cô nhìn cha, nhìn khuôn mặt lấm tấm, khắc khổ trải qua bao phong sương, nhìn mái tóc đã ngã màu, rồi cô nhìn nếp nhăn trên vầng trán, mắt cô đẫm lệ.
- Thiên An, chắc con hận cha lắm, cha xin lỗi!
- Không cha, cha không có lỗi, chính con mới là người có lỗi. Con về đây để sống với cha những ngày tháng cuối cùng, để đem lại niềm vui cho cha. Con bất hiếu vì đã bỏ mặc cha suốt quãng thời gian vừa rồi.
- Nghe An nói xong mà ông không thể kìm nén cảm xúc của mình, nước mắt của ông rơi.
Nếu cách đây mấy phút trước, cô nghĩ cả đời nay sẽ không bao giờ tha thứ cho ông. Nỗi đau mà cha đem đến cho má cô quá lớn mà cô không thể nói ra, rồi hôm nay, nỗi đau đó chưa nguôi thì cô phải hứng chịu thêm một bi kịch nữa. Bây giờ nghĩ lại, chẳng còn điều gì nữa mà cô phải để trong lòng, cô hiểu không thể trách cha - một người không biết chữ mang trong mình bệnh đãng trí của tuổi già, cùng với khối u đang lớn dần theo năm tháng. Mọi thứ đã mất, rồi cha cô cũng sẽ ra đi. Cô biết rằng, điều quý giá nhất trên đời chỉ còn lại là cha cô.
Thiên An ăn xong vội xin phép cha vào giường nằm nghỉ. Ông ngồi đó, thẫn thờ như chờ đợi lời tha thứ từ con. Cô bước vào phòng, để lại bao suy nghĩ hỗn độn trong lòng và chìm đắm trong giấc ngủ.
...
Bóng chiều đỗ xuống trong làng quê yên bình, mọi cảnh vật chìm đắng trong khung cảnh buồn mênh mang.Ở đâu đó có tiếng vịt cạp cạp, những chú lợn trong chuồng nhà ai kêu ủn ỉn. Những âm thanh quen thuộc bỗng chốc xa lạ ấy đánh thức An dậy trong cảnh chiều thanh bình. Từ cửa sổ, An nhìn ra mọi thứ xung quanh, thấy xa xa những vệt màu óng ánh đủ màu sắc in thành vệt trên nền trời. Những cơn gió nhẹ thổi làm mặt hồ chênh chao gợn sóng. Cô đưa ánh mắt nhìn bên kia nhà hàng xóm, thấy lũ trẻ đột nhiên vắng lặng đang chơi trò người lớn trước sân. Một trong đứa chúng nó khoác vai mình là thầy rồi đọc Tiếng việt cho những đứa khác nghe. Cảnh tượng ấy đã làm tim cô thắt lại. Chưa bao giờ ước mơ trở thành một cô giáo dạy Văn trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng cô như lúc này. Trong vô thức cô ú ớ gọi cha: Bằng Đại học con đâu cha!