Có thể bạn đã từng biết đến một số kỹ năng sinh tồn giúp sống sót qua những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên cuộc sống luôn đầy rẫy những điều khó lường và có những chuyện bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn khiến bạn trở tay không kịp. Vậy trong những tình huống như thế, bạn phải làm gì để thoát nạn? Cách tốt nhất là hãy ghi nhớ ngay 10 mẹo vặt dưới đây để áp dụng khi cần thiết. Nếu nắm được hết lời khuyên hữu ích này bạn có thể thoát chết vào một ngày nào đó khi chúng thực sự xảy ra, và biết đâu còn cứu mạng những người xung quanh nữa đấy.
Trong lúc làm việc, đôi khi chúng ta sơ suất để những chiếc dằm, gai vướng vào tay. Thay vì loay hoay, rồi chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm kim hay gai bưởi để lấy chúng ra thì bạn hãy kiếm một cái lọ thủy tinh nhỏ, sau đó rót nước sôi vào gần đầy lọ. Bạn nén chặt bàn tay bị dằm đâm vào nắp lọ, dằm sẽ được đẩy trồi lên trên da một cách nhanh chóng.
Đây là mẹo lấy dằm ra khỏi tay nhanh nhất.
Trên thực tế, nhện sống xung quanh rất tốt cho chúng ta, chúng ăn các loại côn trùng có thể gây hại cho con người. Thế nhưng, có một số loại nhện thực sự rất nguy hiểm. Vậy chẳng may một ngày bạn vô tình bị nhện cắn thì phải giải quyết như thế nào?
Thông thường, nhện nhà thường có ít độc tố hơn, nếu bị nhện nhà cắn bạn có thể tự xử lý bằng cách lấy nước bọt, kem đánh răng, nhai nhỏ hạt gạo để bôi vào các chỗ bị thương. Còn trường hợp bị nhện rừng cắn mà có biểu hiện sưng to, đau nhức nặng thì cần nhanh chóng tới các bệnh viện để khám và điều trị.
Mẹo vặt này sẽ giúp bạn sống sót khi bị nhện độc cắn.
Bạn chỉ còn khoảng 15 phút để đến bệnh viện gần nhất nếu những triệu chứng trên xuất hiện (một số trường hợp nhện có nọc độc cực mạnh thì thời gian bạn còn càng ít). Trong khoảng thời gian chạy đến bệnh viện, bạn cần phải bình tĩnh và chườm đá lạnh, hai việc làm này giúp máu mang theo chất độc không lưu chuyển quá nhanh, giảm đau đớn và sưng tấy.
Đơn giản thôi, bạn chỉ cần dùng dao chẻ vào phần thân của que diêm như hình vẽ. Cho dù gió to đến mấy đi chăng nữa đảm bảo que diêm của bạn vẫn cháy bùng bùng cho mà xem.
Ghi nhớ mẹo hay này để áp dụng khi cần thiết nhé.
Hàng ngày phải sử dụng thang máy thì mẹo vặt này sẽ giúp bạn có thêm kỹ năng đối phó với những tình huống khẩn cấp khi thang máy gặp trục trặc. Bạn cũng không cần quá lo lắng quá vì tỉ lệ thang máy rơi là rất thấp.
Một vài thông tin cho rằng, bạn nên nhảy lên vào khoảnh khắc thang máy chạm xuống dưới đáy, nhưng bạn không biết đó là khi nào và có khả năng bạn sẽ bị hất rất mạnh đập đầu lên trên trần, chấn thương sọ não có thể sẽ xảy ra.
Một vài thông tin lại nói, bạn nên thả lỏng, khom người, chống hai tay lên gối và trùng đầu gối xuống, nhưng khi va chạm các xương của bạn phải chống đỡ cả cơ thể nên sẽ bị lực tác động ngược lại rất mạnh.
Vậy đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất? nếu không may gặp sự cố thang máy rơi bạn hãy nằm ngửa duỗi hai tay hai chân lên sàn, có thể khi va chạm bạn sẽ gẫy vài cái xương sườn nhưng đây xem ra là sự lựa chọn tốt nhất rồi đấy.
Trong một đám cháy, khói và khí độc sẽ “giết” người nhanh hơn lửa, vì thế hầu hết nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các vụ hỏa hoạn là do khói chứ không phải lửa. Hãy cuối người càng thấp càng tốt, nếu có thể dùng một mảnh vải nhúng nước để bịt mũi - đây là một trong rất nhiều kỹ năng quan trọng.
Theo tự nhiên khói bay lên cao, khi trườn ở vị trí thấp có nghĩa bạn đã bò dưới khói.
Để chế tạo ra chiếc máy dập lửa bạn hòa tan khoảng 450g muối biển với 225g muối amoniac vào hơn 2 lít nước trắng, sau đó đổ hỗn hợp trên vào một chiếc bình xịt. Khi muốn dập lửa bạn chỉ cần dùng bình này xịt trực tiếp vào ngọn lửa, dù chúng đang cháy đùng đùng cũng nhanh chóng được kiểm soát, thật là vi diệu phải không nào. Hãy chế tạo một chiếc máy dập lửa để "phòng cháy chữa cháy" cho mình nhé, biết đâu một ngày nào đó bạn có thể phải dùng đến nó thì sao.
Để có cách điều trị nhanh và tốt nhất khi bị rắn cắn, trước hết bạn cần xác định xem đây là loại rắn có độc hay không độc, cố gắng nhận biết hình dạng về loài rắn gì thì càng tốt.
Phân biệt rắn thường hay rắn độc.
Loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh, cảm giác ở vết thương hơi ngứa ngứa.
Loại rắn có độc: Đây là loại rắn có nọc độc cực kỳ nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc vài giờ như: mắt mờ, khó thở, không thở được, miệng bị cứng lại không há được, nôn ra máu,… vết cắn của chúng có 1 hoặc 2 vết răng năng và mỗi vết răng cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.
Chắc hẳn bạn đang nghĩ để đốn ngã một cái cây đòi hỏi rất nhiều sức lực và sự khéo léo? Hãy quên những suy nghĩ đó đi khi bạn biết mẹo này.
Trước tiên, cần xác định hướng mà bạn muốn cây đổ về phía đó. Sau đó, dùng dao chặt sâu vào thân cây và cuối cùng dùng một cái dây thừng chuộc chặt vào thân cây và kéo về phía mà mình muốn. Với cách siêu đơn giản này, thân cây cứng ngắc cũng phải ngã gục mà thôi.
Nếu như một ngày không may giáp mặt một chú chó hung dữ, liệu bạn có biết mình nên làm gì? Việc lúng túng khi đối phó với chúng có thể để lại hậu quả đáng tiếc, trong đó nghiêm trọng nhất là có thể chết người.
Nếu gặp phải một "anh chàng" như thế này, bạn sẽ phản ứng thế nào?
Muốn chế ngự cơn hung dữ của chó bạn phải luôn "thật bình tĩnh" để xử lý tình huống, nếu đang cầm một chiếc gậy hoặc ô thì hãy nhanh tay đặt ngay chiếc khăn tay hay mũ vào đầu gậy và hướng về phía chú chó nhưng nhớ đừng chĩa thẳng vào mặt nó. Việc làm này sẽ khiến vóc dáng bạn trở nên to lớn hơn và dường như đáng sợ hơn trong mắt chúng.
"Đời không phải lúc nào cũng như mơ", do đó ngay cả khi thực hiện đúng và đủ những biện pháp nói trên, bạn vẫn có thể bị chó tấn công. Vậy phải làm gì trong trường hợp này?
Để thoát thân khi bị chó dữ tấn công bạn đừng nhìn vào mắt nó, cũng đừng cười với nó. Hãy chạy thục mạng nếu có thể và trong tay có thứ gì thì mang ra dọa chúng rồi bỏ chạy.
Khi rơi vào tình thế bị cắn vào tay thì đừng cố giật lại, điều này chỉ càng làm cho nó cắn mạnh hơn. Bạn có thể chống trả bằng cách dùng tay còn lại hoặc lấy chân đá vào các điểm yếu trên người nó như cổ họng, mắt, mũi hoặc gáy. Sau khi đã thoát khỏi chó hãy nhớ băng bó cẩn thận và đến bệnh viện phòng trường hợp chó dại.
Trên đây là 10 mẹo hữu ích để giải quyết các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Hãy xem để tích lũy thêm cho mình một vài kỹ năng và áp dụng cho bản thân nhé. Những mẹo vặt này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức so với khi làm bình thường.
Hy vọng chúng hữu ích cho các bạn!
Xem thêm: