Chúng ta đang đi từ một thế giới tuyến tính 1 chiều, kinh doanh công nghiệp sang một thế giới của những nền tảng kết nối. Các ngành công nghiệp không ngừng bị xâu xé bởi các nền tảng. Sự thành công của Android, AirBnb, Uber, Coursera, Wikipedia, YouTube và những nền tảng tương tự là minh chứng cho sự thật rằng cách kinh doanh giờ đã thay đổi. Dù tầm quan trọng của nền tảng đã được nhận thức rộng rãi, việc xây dựng và quản lý các nền tảng lại chưa được đánh giá đúng mức. Kết quả là nhiều startup cố gắng xây dựng 1 nền tảng phải kết thúc trong thất bại.
Trang Platformed đã đưa ra 1 chuỗi bài mang tên Platform Thinking Series nhằm trả lời 3 câu hỏi:
Các bài viết trong chuỗi bài này sẽ cung cấp cho những người làm kinh doanh, đặc biệt là những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh, 1 cái nhìn đúng đắn về các nền tảng. Quản trị mạng sẽ dần dần giới thiệu với các bạn những bài viết bổ ích trong chuỗi bài cực kì có giá trị này. Bài viết hôm nay sẽ là "phát súng" đầu tiên trước khi bắt tay vào tìm hiểu về các nền tảng.
Nếu đã loanh quanh đủ lâu trên Internet trong thế giới startup thì có lẽ bạn sẽ ít nhất 1 lần bắt gặp cuộc tranh luận về người dùng - khách hàng. Người dùng là ai? Khách hàng là ai? Chúng ta nên tập trung vào đối tượng nào? Bài viết đầu tiên trong chuỗi bài Platform Thinking sẽ nói về cuộc tranh luận này - vấn đề cốt lõi tác động tới cách chúng ta nghĩ về việc thiết kế mô hình kinh doanh trên Internet. Nếu nhìn qua lăng kính của cách tiếp cận nền tảng, chúng ta sẽ không còn tranh luận về người dùng - khách hàng mà sẽ thay thế nó với 1 cách nhìn cơ bản hơn về chức năng của hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Hiểu về mô hình kinh doanh chỉ trong 2 phút - Business Model Canvas
Hầu hết các hoạt động kinh doanh trên Internet đều có thể được xem là 1 nền tảng, trong đó giá trị được tạo ra và được sử dụng. Ví dụ như YouTube là nền tảng trong đó người tải video tạo ra giá trị và người xem sử dụng giá trị đó. Với cách tiếp cận như vậy, chúng ta có thể tiếp tục đi sâu hơn vào vấn đề.
Nói 1 cách đơn giản thì người dùng là bất kì ai sử dụng sản phẩm của bạn. Nếu định nghĩa đó chưa giúp được gì nhiều thì hãy chia nhỏ nó ra 1 chút. Một người dùng có thể đóng 2 vai trò:
Cần phải lưu ý rằng đây là các vai trò chứ không phải là phân khúc người dùng (user segment). Nếu bạn nghĩ tới eBay, người lớn là nhà sản xuất và người mua là người tiêu dùng, nghĩa là chúng ta có 2 phân khúc tách biệt. Thế nhưng với Twitter, mỗi lần đăng 1 dòng tweet thì bạn đóng vai trò là nhà sản xuất nhưng nếu bạn đọc các dòng tweet trên trang của mình thì bạn lại trở thành người tiêu dùng.
Phân chia "người dùng" thành 2 vai trò giúp chúng ta hiểu chính xác động cơ và hành động của người dùng khi sử dụng sản phẩm. Điều đó sẽ giúp chúng ta thiết kế công cụ cho phép người dùng thực hiện các hành động đó thay vì chỉ dùng các sản phẩm với những tính năng cho trước. Hầu hết các sản phẩm đều có nhiều hơn 1 nhà sản xuất và người tiêu thụ. Ví dụ như trên LinkedIn, người tìm việc là nhà sản xuất và người tiêu thụ thông qua các hoạt động tương tác và cập nhật trạng thái, bên tuyển dụng là nhà sản xuất các thông báo tìm việc và là người tiêu dùng các hồ sơ người dùng liên quan.
Điều này mang lại cho cuộc tranh luận 1 bên thứ 3...
Trong thế giới offline, khách hàng là những người trả tiền. Khách hàng có thể không phải là một phần trong phương trình cung - cầu. Tiêu chí phân loại duy nhất cho khách hàng đó là họ là những người trả tiền cho doanh nghiệp. Khách hàng có thể là:
Phải nhắc lại 1 lần nữa là khách hàng có thể là rất nhiều đối tượng khác nhau. Trên LinkedIn, chúng ta có người dùng (vừa đóng vai trò người tiêu thụ, vừa là người sản xuất) đồng thời cũng đóng vai trò là khách hàng, người quảng cáo và nhà tuyển dụng.
Khách hàng và người dùng không chắc đã là 1
Zappos
AirBnB
Yelp
New York Times