Tết Hàn thực - Tết bánh trôi, bánh chay

Posted: Chủ Nhật, Ngày 28-05-2017, : 1191.

Tết Hàn thực hay dân ta còn gọi với một cái tên thuần Việt đó là Tết bánh trôi, bánh chay, được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch hằng năm khi tiết trời hòa trong không khí xuân ấm áp. Đây là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam trên cả nước. Cũng giống như trong ngày Tết cổ truyền có món bánh chưng truyền thống, thì trong ngày Tết Hàn thực này mọi người thường có tục lệ nấu bánh trôi bánh chay dâng lên ông bà tổ tiên với lòng thành kính của con cháu. Tục lệ này không chỉ được xem là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc ta mà đây còn là nét đẹp trong ngệ thuật ẩm thực của dân tộc.

    1. Nguồn gốc ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch

    
                        Tết Hàn thực - Tết bánh trôi, bánh chay
                     0

    Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Tết Hàn thực nhà nhà đều cúng gia tiên bằng bánh trôi, bánh chay nguội mong mùa màng bội thu để có những sản vật làm từ lúa gạo dâng lên tổ tiên. Tết Hàn thực ở Việt Nam thực ra bắt nguồn từ phong tục của người Trung Quốc từ một truyền thuyết lịch sử và được lưu truyền đến ngày nay.

    Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221), vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

    Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài.

    Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, phong thưởng rất hậu cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

    
                        Tết Hàn thực - Tết bánh trôi, bánh chay
                     1

    Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

    Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

    Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Vào những ngày này, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất.

    2. Ý nghĩa của bánh trôi bánh chay trong Tết Hàn thực của người Việt

    
                        Tết Hàn thực - Tết bánh trôi, bánh chay
                     2

    Tuy ngày Tết Hàn thực này bắt nguồn từ Trung Quốc, những khi được du nhập vào Việt Nam thì nó lại có những thay đổi để phù hợp với nền văn hóa, phong tục của người Việt Nam chúng ta. Ở Việt Nam chúng ta, từ thời Lý mọi người đã truyền tai nhau phong tục ăn Tết hàn thực này, việc ăn Tết Hàn thực này với mục đích chủ yếu là để lễ Phật và cúng gia tiên với lòng thành kính của con cháu hướng về cội nguồn.

    Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc thường phải cấm đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ ăn lạnh đã nấu sẵn trước đó, còn ở Việt Nam lại không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện bình thường.

    Hướng về cội nguồn

    
                        Tết Hàn thực - Tết bánh trôi, bánh chay
                     3

    Tết Hàn thực của người Việt tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng ở nước ta Tết Hàn thực không chỉ tưởng nhớ đến Tử Thôi mà còn mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc.

    Làng Hát Môn (PhúcThọ - Hà Tây) có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng ngày 6 tháng 3, theo một truyền thuyết linh dị: Khi Hai bà thua trận từ Cấm khê chạy về Hát Môn là nơi phất cờ khởi nghĩa, Hai Bà bị thương ở cổ còn ăn được bánh trôi của Bà hàng mời rồi theo lời chỉ dẫn của Bà hàng (Bà hàng chính là Tiên hiện đón Hai Bà về Trời) để gieo mình xuống dòng sông Hát tuẫn tiết.

    Hoặc là ngày giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 hàng năm lễ hội cũng dâng cúng bánh trôi. Trong hội Phủ Giầy tháng 3 lễ Mẫu cũng thấy cúng bánh trôi.

    Truyền thống dân tộc

    
                        Tết Hàn thực - Tết bánh trôi, bánh chay
                     4

    Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Ngay cách làm bánh trôi của Việt Nam cũng rất khác bánh trôi Tàu, thứ bánh mà hiện giờ cũng được bày bán ở nhiều nơi.

    "Bánh trôi Tàu gần tương tự bánh chay, nhưng nhân có gia thêm chút dừa nạo hoặc dừa xắt miếng vuông nhỏ, nước đường thì chỉ dùng gừng và đường không cho bột sắn dây hay bột đao. Loại bánh này thường ăn nóng".

    
                        Tết Hàn thực - Tết bánh trôi, bánh chay
                     5

    Còn món bánh trôi của người Việt ta từ xa xưa đã đi vào những câu thơ ca của thi sĩ Hồ Xuân Hương:

    "Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bẩy nổi ba chìm với nước non"

    Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

    Ôn lại chuyện xưa

    
                        Tết Hàn thực - Tết bánh trôi, bánh chay
                     6

    Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi, bánh chay vào ngày này để nhớ lại những chuyện xưa cũ, nhớ ơn sâu sắc đến những người đã khuất có công lớn với đất nước ta thời bấy giờ.

    Cũng có tích kể lại rằng bánh trôi bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

    Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

     

     



    NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Kỹ Năng Sống"



    Trang Mọi Người Quan Tâm