Mùa hè là thời điểm mà rất nhiều sinh viên mới ra trường lựa chọn làm thực tập sinh tại các công ty với mong muốn sẽ được ký hợp đồng làm việc full-time và trở thành nhân viên chính thức. Đối với các công ty hay tập đoàn lớn, uy tín thì tổ chức những chương trình thực tập sinh tiềm năng cũng là hình thức tận dụng nguồn nhân lực trẻ để tìm kiếm nhân tài thường xuyên được sử dụng.
Theo Ryan Kahn – một huấn luyện viên nghề nghiệp, nhà sáng lập của The Hired Group, ngôi sao của chương trình MTV Hired và tác giả của cuốn sách "How To Get Hired" (tạm dịch: Làm thế nào để được thuê?) nói rằng đối với các thực tập sinh thì điều quan trọng đó là "hãy bắt đầu tìm kiếm những dấu hiệu của một lời đề nghị làm việc từ bây giờ để có thể dự trù cho bước tiếp theo, tìm kiếm một vị trí trống khác trong công ty hay ở một nơi khác".
Dưới đây là 12 dấu hiệu cho thấy giấc mơ được chuyển từ thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức của bạn khó có thể trở thành hiện thực.
Nếu vẫn chưa nói với quản lý về việc bạn thích được làm việc ở đây như thế nào và khao khát của bạn muốn được ở lại dưới cương vị một nhân viên chính thức ra sao thì có lẽ thực sự bạn không hề muốn ở lại. Quản lý hoàn toàn nhận ra được dấu hiệu này và chắc chắn là họ sẽ không giữ lại những người mà chẳng có hứng thú gì với công việc hiện tại cả.
Nếu bạn đang giữ thái độ như vậy và quan sát thấy sếp chẳng bao giờ nhiệt tình hay có thái độ niềm nở thực sự với mình thì đây là dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy nguy cơ bị "out" của bạn vô cùng lớn.
Khi công ty có ý định chuyển một người từ thực tập sinh lên làm việc chính thức thì thường, họ sẽ lên kế hoạch để thành viên đó được nhận thêm những phần việc mới hoặc được chuyển sang bộ phận mới ngay cả khi đang trong giai đoạn thực tập.
"Họ càng tăng trách nhiệm công việc cho bạn thì càng thể hiện rằng họ rất hài lòng về bạn, muốn giữ bạn lại và sẵn sàng để bạn phát triển khả năng của mình", Kahn nhấn mạnh.
Ngược lại, nếu khối lượng công việc của bạn không thay đổi, tệ hơn là làm mãi một nhiệm vụ từ lúc bạn bắt đầu thực tập cho tới thời điểm hiện tại thì chắc chắn là bạn nên tìm cơ hội tốt hơn cho mình ở một nơi khác.
Quả rất đáng buồn nếu sếp và đồng nghiệp chẳng hề giới thiệu bạn với khách hàng hay các quản lý cấp cao khác trong tổ chức. Điều này cho thấy rằng trong ý nghĩ của họ, bạn chưa bao giờ được xem như hoặc có khả năng trở thành một nhân viên chính thức cả. Chính vì vậy, việc "ra mắt" bạn với những người khác là không cần thiết.
Ngoại trừ những kỹ năng cần thiết cho một thực tập sinh thì bạn chưa bao giờ được tham gia một lớp huấn luyện nào khác.
The Kahn, "nếu sếp nghĩ về việc sẽ tuyển bạn làm nhân viên chính thức thì họ sẽ bắt đầu chỉ cho bạn nhiều thứ hơn, đặc biệt là cách làm việc chuyên nghiệp tại công ty". Nếu không đầu tư thời gian để đào tạo bạn thì có nghĩa là họ biết chắc rằng sẽ không bao giờ trọng dụng bạn.
Đây không phải là dấu hiệu khẳng định bạn sẽ không trở thành viên chính thức. Bởi lẽ, tùy vào tính chất cuộc họp và vị trí thực tập sinh bạn đảm nhận mà bạn sẽ được tham dự các cuộc họp hoặc không. Tuy nhiên, nếu quản lý yêu cầu những người khác (cũng là thực tập sinh, cùng vị trí, cùng thời điểm thực tập như bạn) mà không có bạn thì có lẽ, bạn cần xem xét kỹ về mong muốn được ở lại làm việc.
Sự kiện ở đây là các hoạt động ngoài giờ mang tính tập thể, chẳng hạn như ăn trưa, café hay tiệc tùng... Nếu bạn bị đặt ra ngoài "vòng kết nối" này, chắc chắn là phải có lý do cụ thể.
Có lẽ, quản lý đã từng nói hoặc bạn cũng ngầm hiểu rằng những gì mình đã làm chưa đáp được mong đợi của sếp. Cho dù là gì thì cả hai đều báo trước một "kết thúc không có hậu" với bạn.
"Nếu quản lý đã từng nói chuyện riêng với bạn về các vấn đề liên quan đến hiệu quả làm việc của bạn thì nhiều khả năng họ cho rằng bạn chưa xuất sắc ở vị trí được giao". Kahn nhấn mạnh thêm.
Nếu bạn hỏi sếp về cơ hội việc làm hoặc thể hiện sự quan tâm của bạn đối với vị trí nhân viên chính thức nhưng quản lý im lặng, tỏ ra không thoải mái hoặc thay đổi sắc mặt thì đó là những tín hiệu không hề tốt.
Nếu họ muốn thuê bạn, họ sẽ cảm thấy hào hứng, vui mừng vì sự chủ động của bạn và đưa ra các cam kết, thậm chí là đề nghị làm việc ngay trong buổi trò chuyện.
Nếu sếp nói các câu đại loại như "tôi sẵn lòng kiểm tra CV cho bạn" hoặc "nếu muốn đưa tôi vào thông tin người liên hệ thì bạn cứ thoải mái nhé" thì bạn đừng vội mừng vì đây là một cách xử lý tình huống rất khéo léo của sếp.
Nếu sếp hoặc trưởng phòng nhân sự gửi email cho bạn về ngày kết thúc thực tập hoặc yêu cầu bạn cho biết ngày có thể tham gia buổi phỏng vấn cuối cùng thì bạn nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc rời khỏi công ty.
Nếu các thực tập sinh khác đều nhận được thông tin về cơ hội trở thành nhân viên chính thức trong khi bạn chẳng hề biết bất cứ điều gì thì chưa hẳn là bạn sẽ không được nhận. Tuy nhiên, nhiều khả năng là thế.
Nếu trực giác mách bảo bạn rằng bạn sẽ không thể trở thành nhân viên chính thức tại công ty thì có khả năng sẽ như vậy. Đôi khi, linh cảm lại là sự thật.
Nếu thấy xuất hiện ít nhất một trong 12 dấu hiệu này thì tốt nhất là bạn nên thiết lập một cuộc hẹn và nói chuyện trực tiếp với sếp, gợi lại cho họ những thành tích và đóng góp trong quá trình làm việc, đồng thời bày tỏ mong muốn được trở thành nhân viên chính thức của bạn và hỏi họ xem bạn có thể làm gì để có thể nhận được cơ hội làm việc full-time. Nếu bị từ chối, hãy cảm ơn họ vì tất cả những gì mà họ đã giúp đỡ bạn.
Một lưu ý quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ niềm hy vọng nếu bạn thực sự muốn được làm việc toàn thời gian tại công ty đó. Bởi lẽ, nếu thể hiện khao khát và làm việc hết mình, điều kỳ diệu có thể sẽ xuất hiện.