7 nguyên tắc làm nên một nền giáo dục trung học “đáng mơ ước” ở Phần Lan

Posted: Thứ Bảy, Ngày 27-05-2017, : 1883.

Natalia Kireeva là người phụ nữ hiện đang sống tại Helsinki – thủ đô của Phần Lan. Trong một bài viết đăng trên trang Bright Side, cô đã có những chia sẻ hết sức thú vị về thực tế nền giáo dục trung học tại đất nước này.

Theo một nghiên cứu kéo dài trong 3 năm của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), học sinh Phần Lan có tiêu chuẩn kiến thức cao nhất trên thế giới, bao gồm việc đọc nhiều hơn học sinh ở các quốc gia khác, xếp hạng đầu tiên ở môn Khoa học và xếp hạng thứ 5 ở môn Toán.

Giáo dục trung học Phần Lan được chia thành 2 giai đoạn:

- Hệ thấp (alakoulu), từ lớp 1 đến lớp 6.

- Hệ cao (yläkoulu), từ lớp 7 đến lớp 9.

Lớp 10 dành cho những học sinh muốn học lên nữa.

7 nguyên tắc của giáo dục trung học ở Phần Lan

1. Công bằng

Đối với các trường học: Tất cả các trường học đều được cấp ngân sách và được trang bị cơ sở vật chất như nhau. Hầu hết đều là trường công lập. Chỉ có một số ít là bán công lập và thường sử dụng một hệ thống giáo dục khác như Montessori hay Waldorf hoặc dạy bằng tiếng nước ngoài như Anh, Đức hoặc Pháp. Hơn thế nữa, người Phần Lan cũng luôn tìm kiếm các cách để bảo tồn tất cả các ngôn ngữ được nói trên lãnh thổ của họ nên việc học bằng tiếng Thụy Điển (ngôn ngữ chính thứ hai) hoặc Sami (một trong những ngôn ngữ chính thống của các dân tộc thiểu số) là điều không có gì lạ.


                        7 nguyên tắc làm nên một nền giáo dục trung học “đáng mơ ước” ở Phần Lan
                     0

Đối với các môn học: Việc học lệch (chỉ học tập trung vào một hoặc một số môn) không được khuyến khích.

Đối với các bậc phụ huynh: Họ được bảo mật về nơi làm việc, nghĩa là các giáo viên không được phép yêu cầu cung cấp thông tin về vấn đề này.

Đối với học sinh: Việc chia lớp dựa trên thành tích học tập hay sở thích nghề nghiệp trong tương lai không được thực hiện. Thêm nữa, không có chuyện phân biệt học sinh "giỏi" hay "kém": tất cả các em có năng khiếu hay bị hạn chế về mặt thể chất hoặc tinh thần đều được học tập cùng nhau rtong một môi trường. Nền giáo dục Phần Lan luôn nỗ lực để giúp các học sinh có những vấn đề đặc biệt được hòa nhập.

Giáo viên không áp đặt quan điểm hay thể hiện thái độ riêng tư đối với học sinh. Tất cả các mối quan hệ đều thoải mái và nếu không làm được điều này, họ sẽ phải kết thúc hợp đồng giảng dạy.

2. Không chỉ miễn phí học phí, học sinh còn không phải trả các chi phí sau đây:

    3. Phương pháp tiếp cận cá nhân

    Mỗi học sinh sẽ được thiết kế một kế hoạch giáo dục riêng. Sách vở, các bài luyện tập, bài tập về nhà và các hoạt động trên lớp – mọi thứ đều được chọn riêng cho từng học sinh và được chấm điểm một cách phù hợp. Các hình thức dạy thêm và phụ đạo đều được cung cấp kịp thời khi có yêu cầu.

    4. Phương pháp thực hành

    
                        7 nguyên tắc làm nên một nền giáo dục trung học “đáng mơ ước” ở Phần Lan
                     1

    Người Phần Lan có câu nói rằng: "Hoặc là chuẩn bị để chúng bước vào cuộc sống hoặc là để bước vào các kỳ thi. Chúng tôi chọn cái đầu tiên". Đó là lý do tại sao các trường học Phần Lan không hề có bất cứ kỳ thi nào cả. Giáo viên là người quyết định liệu có tổ chức các bài thi và bài kiểm tra giữa kỳ. Duy nhất có một bài test tiêu chuẩn bắt buộc – một bài thi viết cuối cùng sau khi học sinh hoàn thành chương trình học ở cấp trung học. Tuy nhiên, các giáo viên không tiến hành ôn luyện mà học sinh phải tự lực.

    Trường học là nơi để học những kỹ năng hữu ích cho cuộc sống thực tế. Trẻ em Phần Lan đa phần đều biết cách tính toán các loại thuế, tạo trang web quảng cáo, tính toán phần trăm chiết khấu hay vẽ biểu đồ "hoa gió" (Wind Rose Diagram) để tìm đường.

    5. Niềm tin

    Tất cả các mối quan hệ ở trường học Phần Lan đều dựa trên sự tin tưởng. Chẳng hạn, không hề có những buổi kiểm tra đột xuất giáo viên và cũng không ai áp đặt bất cứ thứ gì cho họ. Hệ thống giáo dục thống nhất này chỉ đưa ra những đề xuất chung và cho phép các giáo viên tự chọn phương pháp giảng dạy thích hợp. Học sinh được phép lựa chọn nơi yên tĩnh để ngồi nếu chúng không theo kịp những gì đang diễn ra trên lớp hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quan điểm chung đó là học sinh là người được lựa chọn điều gì tốt nhất cho chúng.

    6. Sự tự nguyện

    Đối với học sinh, kiến thức không bị ép buộc. Giáo viên làm hết sức mình để học sinh chủ động tham gia các hoạt động học tập. Tuy nhiên, nếu không hứng thú hoặc không đủ khả năng theo học, các em sẽ được hướng sang học một nghề nghiệp mang tính thực tế hơn. Không ai chấm điểm F cho những học sinh đã chọn con đường đó. Người Phần Lan quan niệm chuẩn bị tốt cho cuộc sống khi trưởng thành mới là điều cần thiết và đó là lý tại sao việc học lại một năm không được xem là điều đáng xấu hổ.

    7. Sự độc lập

    Giáo viên Phần Lan giúp học sinh học cách suy nghĩ, phân tích và tiếp thu kiến thức một cách độc lập. Điều quan trọng là tìm kiếm những thông tin cần thiết từ các nguồn mở, còn việc ghi nhớ hàng loạt công thức, đặc biệt là những thứ có sẵn trên Internet có thể được xem là lãng phí thời gian và năng lượng.

    
                        7 nguyên tắc làm nên một nền giáo dục trung học “đáng mơ ước” ở Phần Lan
                     2

    Còn điểm số được đánh giá như thế nào?

    Giáo dục Phần Lan cũng sử dụng thang điểm 10 để chấm điểm. Tuy nhiên, điều này không được áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Tất cả các trường học đều có một hệ thống bảng điện tử được gọi là "Wilma", cho phép các giáo viên, nhân viên làm việc trong trường, các bác sĩ và các nhà tâm lý đưa ra phản hồi cho học sinh và giữ liên lạc với các bậc cha mẹ. Học sinh không sợ bị điểm kém. Bởi lẽ, điểm số được sử dụng để động viên học sinh chứ không phải để đe dọa các em. Ngoài ra, danh tiếng hay tiền lương của giáo viên cũng không bị đánh giá dựa trên việc học sinh được điểm cao hay thấp.

    Một số thông tin thú vị khác:

      Người Phần Lan không khẳng định hệ thống giáo dục của họ là hoàn hảo. Vì thế, họ chưa bao giờ ngừng điều chỉnh và cải thiện hệ thống này. Họ cũng không ngừng nghiên cứu để nó phù hợp với những thay đổi mới nhất của xã hội và sự phát triển của khoa học.

      Natalia Kireeva cho rằng người Phần Lan đang làm những điều tốt nhất cho trẻ em ở đất nước họ. Trẻ em không mơ ước được trưởng thành nhanh hơn, không ghét trường học và không tự gây căng thẳng cho bản thân cũng như gia đình khi đối mặt với bài thi cuối cùng. Chúng luôn có thời gian để học tập và tận hưởng cuộc sống.

       

       



      NỘI DUNG CÙNG CHUYÊN MỤC: "Kỹ Năng Sống"


      Có Thể Bạn Thích

      Xứng đôi
      Những câu stt đểu nói xoáy về tình bạn hài hước độc chất và hay nhất quả đất
      Buồn và lo lắng
      Bài học của giáo sư
      Bất chấp làm gì? Cứ yêu đi đã
      Cậu ơi, tớ xin lỗi!
      Những Câu Nói Hay Về Cuộc Sống Hôn Nhân Hài Hước Bậc Nhất
      Ba là mùa xuân
      Nam giới muốn có ngoại hình luôn hoàn hảo hãy ghi nhớ 10 điều sau
      6 sai lầm khiến bạn không trở nên giàu có được
      Và tôi bật khóc
      Những câu nói hay về cuộc sống mà bạn không được quên
      Vượt lên chính mình
      Danh Ngôn Hay Về Nghề “Trồng Người” Cao Quý.
      Đừng lướt qua nhau
      Mùa xuân năm ấy
      Lắng Đọng Với Những Câu Nói Hay Ý Nghĩa Về Tình Mẹ Bao La
      Chí có hai bàn tay trắng
      Bí mật của bé Bánh Rán
      Những stt tâm trạng buồn về cuộc sống cực kỳ ý nghĩa

      Trang Mọi Người Quan Tâm