Triều Minh có mấy vị quan tri phủ Lôi Châu không công chính liêm minh, luôn tìm cách để thu tiền của dân về làm của riêng. Những vị quan này vì thế rất giàu có, của cải chất đống tại nhà, cả họ ăn chơi hưởng lạc, tài sản dùng mấy đời cũng chẳng hết.
Dân đói khổ, lầm than, quan trên chẳng ngó ngàng, uất hận dâng cao khắp nơi nhưng vẫn không thể khiếu kiện lên trên vì triều đình quá xa xôi cách trở, lại bị rào cản bởi tầng tầng lớp lớp các quan.
Những quan tri phủ này và gia đình họ thỏa sức tiêu xài tiền dân mà không thấy xót thương cho những người đang chết dần mỗi ngày vì đói. Một ngày nọ, mấy vị quan tổ chức bữa tiệc linh đình nhân lễ thôi nôi của cháu đích tôn một trong số họ, quan họ Cẩn.
Quan họ Cẩn mời nhiều vị tai to mặt lớn trong triều, mời các tài nữ nổi tiếng và sai gia nhân làm các món ăn ngon nhất, quý nhất từng có để thiết đãi thực khách. Tiệc tùng linh đình có lẽ còn hơn cả trong triều. Tại bữa tiệc có sự tham dự của một đạo sĩ nổi tiếng tới đoán số mệnh cho cháu quan họ Cẩn.
Sau màn ăn uống ca múa tưng bừng, đạo sĩ bắt đầu việc chính của mình. Tuy nhiên vị đạo sĩ này trước đó không hề thưởng thức của ngon vật lạ, ngắm mỹ nữ nhảy múa và nghe nhạc du dương, ông vẫn ngồi thiền tĩnh lặng trong một góc nhỏ ở cơ ngơi sang trọng của quan Cẩn. Khi được mời lên xem số mệnh cho cháu đích tôn là nhân vật chính của bữa tiệc hôm đó, đạo sĩ lắc đầu nói: “Xin thứ lỗi, ta không thể nói điều gì”.
Quan họ Cẩn nghe vậy rất thất vọng, còn quan khách vô cùng ngạc nhiên. Quan bèn năn nỉ đạo sĩ nói gì đó, cuối cùng đạo sĩ bảo rằng: “Ta không muốn nói bởi vì số mệnh của đứa trẻ này sẽ rất hẩm hiu, lớn lên trong bần cùng và cuối cùng chết đói ngoài đường, bởi vậy nên ta mới không muốn nói ra”.
Nghe vậy quan họ Cẩn vô cùng giận dữ, lập tức lệnh giam đạo sĩ vào ngục vì tội nói càn. Đạo sĩ không tỏ vẻ sợ hãi mà chỉ lắc đầu thể hiện sự thất vọng. Tuy nhiên phu nhân Cẩn vốn là người rất tín ngưỡng và tin vào đạo sĩ này, nên đã lén tới ngục xin lỗi và hỏi han ngọn ngành. Khi tới gặp đạo sĩ, bà hỏi vì sao ông lại nói vậy, đạo sĩ đáp rằng: “Đứa trẻ đó không thể có phúc đức mà ăn no mặc ấm, công thành danh toại, đơn giản là bởi cha ông của nó thất đức. Hãy nhớ rằng lấy đi của người khác 1 rồi sẽ phải trả lại gấp vạn lần. Gia tộc thất đức, con cháu sao nhờ cậy mà phát tài phát lộc?”.
Nghe xong quan bà vô cùng lo sợ, hỏi đạo sĩ cách hóa giải. Đạo sĩ đáp rằng cách duy nhất là tìm chính Pháp mà tu để gột rửa mọi nghiệp lực, chăm là việc thiện bù đắp tội lỗi đã gây ra.
Quan bà về phòng nói chuyện với chồng nhưng quan Cẩn gạt đi, nói bà hồ đồ và rồi cho đuổi bà ra khỏi phủ vì “lắm chuyện”.
Chẳng bao lâu sau có vị quan thanh liêm từ trên xuống kiểm tra, nghe lời tấu của dân và các vị chức sắc khác, đã tới hỏi tội quan Cẩn và những vị quan tham khác. Cuối cùng của cải của họ đều bị tịch thu, những ai phạm tội đều bị tống giam, con cháu không có đồng cắc trong túi, không ai nhận thuế, phải ăn xin ngoài đường. Nhiều người chết khô vì đói, và trong đó có cháu đích tôn của quan Cẩn.
Của cải chiếm đoạt từ người khác sẽ không bao giờ đem lại may mắn cho bất kỳ ai. Con người muốn sống tốt cần tránh điều này, nếu không có thể tạm sung sướng và hưởng thụ trước mắt, nhưng rồi sẽ phải trả lại gấp vạn lần về sau, còn liên lụy tới thế hệ sau đó của họ.
(ST)
CHÚC CÁC BẠN & GIA ĐÌNH BUỔI TỐI BÌNH AN, HẠNH PHÚC