Trở nên giàu có là một việc nói dễ hơn làm. Với rất nhiều đầu sách về thành công trong lĩnh vực tài chính và cách kiếm tiền hiện nay, điều hợp lý duy nhất là bạn nên tự hỏi bản thân tại sao 1% vẫn mãi là 1%.
Mặc dù tôi - tác giả bài viết đã tham gia một vài lớp học quản lý tài chính cá nhân khi học đại học nhưng tôi vẫn cảm thấy chật vật kiếm đủ sống qua ngày. Có lần tôi và vợ mình còn không có đủ tiền để mua kẹo cao su - dù nó chẳng phải thứ xa xỉ gì.
Trong nỗi thất vọng, tôi đã quyết định bắt đầu một chuyến đi tìm hiểu xem tại sao cuộc đời tôi lại như vậy. Tôi muốn biết tại sao một số người có thể kiếm tiền dễ dàng và xây dựng tiền tài được như vậy.
Điều tôi biết được thật đáng ngạc nhiên. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những mẹo này với các bạn, nó không phải về sức mạnh ý chí. Không cần quá thiên về chủ đề tiền bạc hay lạm phát, tôi chỉ muốn chia sẻ 15 thói quen thường ngày của những người giàu có mà thôi.
Hàng ngày, những người giàu có thường tự hỏi bản thân họ những câu hỏi về lòng tin hay những điều được cho là đúng. Trở nên giàu có chỉ là vấn đề về tư duy phân tích. Cho dù xung quanh bạn đều là những người có chung quan điểm về cuộc sống, rất có thể bạn sẽ không bao giờ tìm được cảm hứng để suy nghĩ khác đi.
Vì vậy, mới có câu “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nếu một con cừu muốn học cách đi săn, nó phải sống chung cùng bầy sói.
Nói thường dễ hơn làm vì là con người chúng ta chỉ thích sống trong tiện nghi của mình. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ được sáng tạo như những gì mà vỏ bọc của họ cho phép. Cho dù trở nên giàu có là mục tiêu của bạn, bạn phải cởi mở về những điều tốt đẹp khi có những người ở xung quanh suy nghĩ khác bạn.
“Tôi đang sống trong tương lai, vì vậy hiện tại là quá khứ của tôi.” – Kanye West
Những người có của cải hoặc kiếm được nhiều tiền không phải là những nhà tiên tri hay phù thủy đoán trước tương lai; họ là những người bình thường giống như bạn và tôi. Nhưng có một điều khác biệt mà họ làm mỗi ngày là cố gắng dự đoán các xu thế trong tương lai.
Steve Jobs hàng ngày vẫn có thói quen này và nó thường được biết đến như nền tảng cho rất nhiều sản phẩm sáng chế của Apple. Steve Jobs dường như biết được mọi người sẽ muốn gì kể cả trước khi họ biết họ muốn nó. Đôi khi bản thân những sản phẩm đó còn không hề tồn tại.
Khi nói đến việc gây dựng của cải, một thói quen hàng ngày luyện tập cách dự báo thử thách nào đang chờ đợi ta ở phía trước. Như Warren Buffet từng nói: “Ai đó đang ngồi trong bóng râm ngày hôm nay là vì ai đó đã trồng một cái cây trước đó rất lâu rồi.”
Trở nên giàu có chỉ đơn giản là về cách quản lý thời gian. Ngày nào cũng vậy, bạn chắc chắn sẽ tích lũy được một lượng kha khá công việc bận rộn. Cách bạn quản lý những công việc nhàm chán nhưng có vẻ quan trọng này có thể xác định mức độ thành công bạn sẽ trở thành.
Mỗi ngày trước khi bắt đầu, hãy ghi nhớ trong đầu những công việc làm bạn đi chệch hướng và tìm cách nhờ ai đó làm những công việc này thay bạn. Nếu bạn bắt buộc phải làm chúng, hãy để ý khoảng thời gian tiêu tốn vì chúng.
Lời biện minh phổ biến nhất cho việc không tập thể dục là không có đủ thời gian. Những người giàu có là người mà có ít khoảng thời gian rảnh nhất nhưng họ lại ít khi sử dụng những lời bào chữa ấy. Đó là bởi họ hiểu được rằng sức khỏe và niềm vui là vô giá.
Ăn uống lành mạnh đi cùng với việc luyện tập thể dục hàng ngày nhưng nó cũng cần được đề cập tới. Mua đồ tươi sống để tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, có hữu cơ hay không, sẽ tốn tiền hơn một túi Cheetos (thương hiệu Snack danh giá được thần tượng tại các nước thuộc khu vực Châu Mỹ và Châu Âu) và một lon Coca-Cola.
Tuy nhiên, mẹo đầu tiên hưởng thụ thành quả mang lại bởi những khoản đầu tư tài chính là đầu tư vào bản thân bạn trước. Bên cạnh đó, số tiền bạn dành dụm được khi không tiêu vào tiền thuốc men sẽ nhiều hơn rất nhiều so với số tiền bạn tiêu thêm vào rau cải hoặc súp lơ.
“Nếu bạn mua những thứ bạn không cần, bạn sẽ nhanh chóng bán đi những thứ bạn cần.” – Warren Buffet
Khi nói đến giản dị, tôi không ám chỉ những người giàu có sống trong một ngôi nhà nhỏ xíu không có điện đóm và chỉ có duy nhất một chiếc ghế. Tôi chỉ có ý nói rằng họ chủ động luyện tập việc không sống trong dư thừa.
Khi gây dựng của cải, họ phát triển một thói quen xác định thứ gì là quan trọng và thứ gì là xa xỉ, đó là một thói quen luôn gắn liền với họ. Họ có thể bắt đầu hưởng thụ một vài thứ xa xỉ như nhà đẹp, xe hơi hay một số hãng thời trang nổi tiếng nhưng nó vẫn nằm trong khả năng của họ và thường chỉ là một hoặc hai thứ đã được nói tới. Sau tất cả, bạn chỉ có thể sống trong nhiều nhà và lái nhiều xe trong một khoảng khắc mà thôi.
“Đọc sách giống như việc tập thể dục cho trí óc vậy.” – Joseph Addison
Với rất nhiều cuốn sách kinh điển tuyệt vời trên thế giới hiện nay, một người chỉ có thể đọc một cuốn sách mỗi ngày và không bao giờ đọc lại chúng nữa. Thông qua sách chúng ta học được rất nhiều về lịch sử, bản chất con người, lối sống và văn hóa khác trên thế giới.
Phần lớn những người nghèo thường nói họ không thích đọc hoặc đơn giản là họ không có thời gian để đọc. Điều này thật đáng buồn vì họ đã bỏ lỡ một kho tàng kiến thức tuyệt vời rồi.
Tầng lớp người giàu trong xã hội luôn chủ động sử dụng nguồn kiến thức này để trau dồi trí não và làm dịu tâm hồn của mình. Và nếu những người giàu không có thời gian để đọc, họ tận dụng công nghệ hiện đại để nghe những bản thu âm của sách trong khoảng thời gian họ di chuyển.
Như Thomas Corley đã nói: “Những người giàu không tránh việc xem TV vì họ có kỷ luật bản thân và sức mạnh ý chí. Họ không nghĩ đến việc xem nhiều TV vì họ bận bịu với một vài thói quen hàng ngày khác – Đọc.”
“Những rủi ro đến từ việc không biết mình đang làm gì.” – Warren Buffet
Tiền được làm ra từ việc chủ động gắn bó với thế giới và đồng thời có một niềm khao khát cháy bỏng trong việc hiểu được nó. Biết được điều này, những người giàu có có ý thức cố gắng học cách hiểu những điều mới mỗi ngày.
Bằng cách học và hiểu được thế giới - cách mọi người hoạt động, bạn sẽ có khả năng dự đoán tốt những hành động/nhu cầu của việc học và những lợi nhuận thu được từ nó khi cơ hội xuất hiện.
Lòng biết ơn không chỉ là một công cụ tuyệt vời dành cho người giàu, đó còn là một thói quen luyện tập hàng ngày cực tốt cho bất cứ ai. Khi bạn thường xuyên có nhiều người xung quanh mình, bày tỏ thái độ chân thành là một cách tốt để có những ý kiến tích cực về bạn. Bên cạnh đó, người giàu cũng có thói quen cảm ơn ai đó bằng một món quà hoặc một tấm thiệp.
Gần 70% tầng lớp giàu có xem TV ít hơn 1 tiếng mỗi ngày, trong khi 23% người nghèo cũng làm vậy.
Chỉ nghèo thôi đã khiến bạn cảm thấy đầy áp lực rồi. Thêm vào một công việc vô nghĩa, tầm thường và lương thấp, có thể hiểu được tại sao rất nhiều người nghèo cảm thấy thoải mái hơn khi “tắt đi" suy nghĩ về cuộc sống, công việc và ngồi trước màn hình TV.
Truyền hình thực tế, truyền hình thể thao, Facebook và Twitter, tất cả đều là những công cụ hiện đại đánh lạc hướng giúp chúng ta tạm thời quên đi sự khổ sở khi đang nghèo. Vấn đề là khoảng thời gian cần để bạn quên đi vấn đề bạn nghèo, cũng là khoảng thời gian bạn có thể dùng để đầu tư vào việc sửa chữa vấn đề này.
Thức dậy vào buổi sáng tinh mơ vội vàng đi làm không giống với việc dậy đủ sớm để có thời gian suy nghĩ và tư duy trước khi đi làm. Những người giàu có thường tập luyện cách dậy sớm.
Hãy nghĩ rằng khoảng thời gian này như khoảng thời gian để khởi động, cho phép tâm trí bạn sẵn sàng những thử thách trước mắt. Dậy sớm là một công cụ cực kỳ hiệu quả của những người giàu để xem xét lại bản thân và những vũ khí mình có được hàng ngày.
Chúng ta đã chứng thực rằng những người giàu đọc và học rất nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết được rằng họ cũng truyền lại thói quen tìm kiếm kiến thức và hiểu biết cho con cháu họ.
Rất nhiều cha mẹ giàu có đưa ra thử thách cho con mình để chúng tìm thấy niềm tin riêng của bản thân. Họ chủ động gắn bó với con cháu mình trong những cuộc trò chuyện trí tuệ về những gì giống và khác trong ý kiến của họ mà không đánh giá gì.
Những cha mẹ giàu có hiểu được trách nhiệm của việc để con của họ tự tìm lấy đường đi của riêng mình.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết mọi người thường sợ nói trước đám đông. Tuy nhiên, những người giàu vượt qua nỗi sợ này bằng cách gặp gỡ, gắn kết hay đơn giản chỉ là nói chuyện với một người mới mỗi ngày. Luyện tập thói quen này sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin cần có để hướng tới những nhóm người lớn hơn.
“Tôi tưởng rằng mục đích là một mục tiêu lớn, nhưng những người giàu có nói rằng một mong ước không phải là một mục đích.” – Thomas Corley
Theo một bài báo, hơn 80% những người giàu có một danh sách các việc cần làm trong ngày. Họ không chỉ viết danh sách việc cần làm một cách tỉ mỉ mà họ còn làm theo nó nữa. Để trở nên giàu có và giữ vững phong độ, bạn cần phải biết điều gì cần làm và tập trung để hoàn thành nó.
Những người giàu có "bị ép" đưa ra những quyết định quan trọng trong vòng vài ngày. Thường thì những quyết định này liên quan đến rủi ro hàng ngàn đô, nếu không phải hàng triệu đô. Thậm chí khi đó, trí óc con người chỉ có khả năng ra nhiều quyết định trong một ngày, dù lớn hay nhỏ.
Biết được điều này, những người giàu có cố gắng đơn giản hóa mọi thứ xung quanh họ để loại bỏ những quyết định lặt vặt nhàm chán làm "rác" cuộc sống của họ như mặc gì hay trưa nay ăn gì.
Steve Jobs và Mark Zuckerberg là 2 người đàn ông giàu có được biết đến với thói quen này. Sống đơn giản, không phức tạp hóa những thứ cơ bản là thói quen hàng ngày của người giàu.
“Những thói quen này như tuyết vậy – chúng dày lên và sau đó, bạn gặp một trận tuyết lở với thành công.” – Thomas Corley
Tác giả: Deji Akingbade
Tham khảo thêm một số bài viết:
Chúc các bạn vui vẻ!