Ở BÊN TÂY - Truyện Trào Phúng

Posted: Thứ Sáu, Ngày 12-05-2017, : 927.

 Ở BÊN TÂY - Truyện Trào Phúng

Em yêu anh từ cái nhìn đầu tiên, chính xác hơn là từ khi thấy trên cổ anh lóng lánh sợi dây chuyền vàng to như cái cạp quần. Thường, dây chuyền người ta sẽ đeo cùng với hình trái tim, hoặc chữ thập, hoặc nanh hổ, nanh sói, nhưng anh không giống họ, anh đeo thêm một cái hạt tròn tròn, dài dài (tất nhiên là cũng bằng vàng), nhìn như hòn dái gà lủng lẳng.

Em hỏi đó là cái gì, và tại sao anh lại đeo? Thì nghe giọng anh nghẹn ngào: “Cách đây 4 năm, nhà anh nghèo nhất làng. Khi ấy, anh kiếm sống bằng nghề đánh giậm. Đánh giậm nhiều nên dái thâm. Bởi vậy, mọi người không gọi anh bằng tên thật, mà ai nhìn thấy anh ở đâu cũng gọi: ê! dái thâm! dái thâm! Sau đó anh quyết định đi xuất khẩu lao động 4 năm ở bên Tây. Và hôm nay, anh trở về đây, đeo cái dây chuyền này, đeo hòn dái này, để nhắc nhở mọi người rằng: giờ anh là thằng dái vàng, không còn là thằng dái thâm năm nào nữa!”.

Em nghe anh nói thì hiểu ra, và vỡ òa. Vậy mà trước giờ em cứ nghĩ đó là dái gà. Nhưng không sao, em không quan tâm đến quá khứ của anh, không quan tâm đến việc trước đây nhà anh nghèo nhất làng, rằng anh phải đi đánh giậm, dái thâm. Em chỉ biết rằng anh vừa đi xuất khẩu lao động bên Tây về, có của ăn của để, có sợi dây chuyền vàng to với hòn dái lủng lẳng trên cổ.

Anh bảo, 4 năm sống ở bên Tây tuy ngắn ngủi, nhưng lại khai sáng và mở mang cho anh rất nhiều điều, hơn cả mấy chục năm sống ở làng chỉ biết hùng hục đánh giậm, rồi cắm mặt vào mông trâu, vùi đầu vào háng lợn.

Anh bảo: “Ở bên Tây, cái gì cũng to”. Rồi anh lấy dẫn chứng luôn: hành tây, dâu tây, chuối tây, toàn nhập khẩu từ bên Tây về, to gấp đôi, gấp ba hành ta, dâu ta, chuối ta. Em hỏi: “Thế còn hồ Tây?”. Anh bảo: “Cũng là nhập từ bên Tây về, nên nó mới to gấp đôi, gấp ba hồ Gươm, hồ Sài Đồng, hồ Hale”.

Hôm trước, khi lần đầu tiên qua nhà em ra mắt, cả nhà em đều giật mình khi thấy anh đến tay không, chẳng quà cáp gì. Em ghé tai anh thì thầm hỏi tại sao thì anh bảo: “Ở bên Tây, chúng nó không bao giờ mua quà khi tới thăm nhà bạn gái”.

Lúc bố mẹ giục anh đi rửa tay để vào ăn cơm thì anh bảo là ăn cơm xong anh mới rửa, vì ở bên Tây, chúng nó thường rửa tay trước khi đi ỉa và sau khi ăn.

Dẫu có chút bất đồng về quan điểm rửa tay trước hay sau khi ăn, nhưng cuối cùng thì bữa cơm cũng đã diễn ra trong không khí thân mật, êm đềm, vui vẻ. Cơm xong, anh ngồi thêm một lát rồi xin phép ra về. Em tiễn anh ra ngõ.

Trong bữa cơm, em có nhấp mấy hụm bia, nên lúc tiễn anh ra, người em cứ nóng phừng phừng. Cộng với hôm đó là rằm, đúng ngày em rụng trứng (kinh nguyệt em đều lắm, cứ mùng 1 là có kinh, rằm là trứng rụng), nên rất nứng. Thế là em lôi tuột anh vào chỗ đống rơm nơi góc vườn.

Từ lúc yêu nhau đến hôm đó đã gần nửa tháng, nhưng em vẫn luôn giữ mình, và biết đâu là giới hạn. Kể cả những lúc đê mê, bấn loạn thì em cũng chỉ cho phép anh le ve, khều khoắng ở bên ngoài. Nhưng nay trứng rụng rồi, lại thêm cả hơi men trong người, nên em xõa…

Anh hùng hục, vồ vập như con chó bị bỏ đói gặp bãi phân nóng đang bốc khói. Em ngả lưng vào mớ rơm thơm thơm mùi lúa mới, mặt ngửa lên trời, dim dim chờ đợi. Nhưng chờ đợi thì nhiều mà nhận lại chẳng được bao nhiêu, khoảng vài ba giây gì đó, em đã thấy anh nằm vật sang một bên, thở phì phò như một con bò.

Mọi chuyện diễn ra nhanh quá, phụt một phát đã xong, hệt như chuyến tàu cuối cùng trong ngày lao qua cái phố chợ nghèo của hai chị em Liên và An, trong đoạn trích “Hai đứa trẻ” của cụ Thạch Lam.

Có lẽ hiểu được sự hụt hẫng trong em, nên một lát sau, khi đã hồi lại sức, anh gượng dậy, dịu dàng ôm em thì thầm: “Ở bên Tây, chúng nó thường ra nhanh thế!”.

Mấy ngày sau đó, em tắt máy, không muốn liên lạc, và không muốn gặp anh. Anh có lẽ không hiểu chuyện gì đã xảy ra, và không chịu nổi cảm giác ấm ức, bứt rứt trong lòng, nên một buổi chiều, em thấy anh xông thẳng vào sân nhà em, hét lớn: “Tại sao? Tại sao em lại tránh mặt anh? Có chuyện gì thì phải nói cho anh biết chứ? Ở bên Tây, chúng nó không bao giờ im lặng như thế!”.

Đến nước này thì em đành phải bước ra, giọng lạnh lùng, thong thả: “Em không biết ở bên Tây thế nào, nhưng ở Việt Nam, không thích nữa thì chúng nó chỉ việc im ỉm tắt máy và lặng lẽ chuồn thôi. Nếu anh đã nhiễm cái văn hóa Tây, giống như anh đã thể hiện trước đó, và đặc biệt là hôm ở đống rơm, thì anh nên qua Tây sống, chứ ở Việt Nam mà vậy thì khó lấy vợ lắm anh ơi!”.

Tác giả : Võ Tòng Đánh Mèo

Nguồn - tác giả: : http://truyentraophung.blogspot.com - Mr Tòng - https://plus.google.com/114236657647222033769

 

 




Có Thể Bạn Thích

Tuyệt chiêu của những ông bố
Đơn giản chỉ là yêu
Những lời khuyên ý nghĩa phụ nữ nào cũng phải biết để được hạnh phúc
Những Câu Nói Hay Về Cuộc Sống Bằng Tiếng Anh Ý Nghĩa Bậc Nhất
Những điều cần biết cho sinh viên khi mới đi làm
CHUYỆN TÌNH YÊU KHÔNG NHƯ LÀ CỔ TÍCH
Nếu ngày mai anh chết, em có khóc không
Những Câu Nói Hay Về Cuộc Sống Gối Đầu Giường Của Bao Thế Hệ
Phải giống nhau
KHI NGƯỜI LỚN CÔ ĐƠN.
4 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang nói quá nhiều tại nơi làm việc
Hậu Quả Của Mùa Đông
Kiếp chung chồng: Có nên ép anh bỏ vợ?
Sẽ Thật Khó Để Yêu Một Cô Gái Mang Tâm Hồn Tổn Thương Và Trái Tim Đầy Vết Xước...
Ngày tháng 7
Cậu bạn đặc biệt
Tế nhị
13 dấu hiệu cho thấy bạn là người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao
An Tâm Khi Hôn Nhầm Bạn Gái Của Bạn
Chơi nữa hả mày!

Trang Mọi Người Quan Tâm