Bạn có bao giờ cảm thấy rằng ông chủ hay đồng nghiệp trong văn phòng có những dấu hiệu ngầm ghét bạn? Nếu câu trả lời là có thì hoặc họ là những người khó có cảm tính với người khác hoặc nguyên nhân là do chính bạn.
Có thể bạn không nhận ra nhưng không ngoại trừ một số thói quen làm việc của bạn thiếu chuyên nghiệp khiến những người xung quanh khó chấp nhận được. Mặc dù phải thừa nhận là sẽ có một số hành vi phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của sự tôn trọng và phép lịch sự thông thường, tuy nhiên, bạn cũng cần nhắc nhở bản thân mình cách làm thế nào để có thể hài hòa tại văn phòng mà không làm ảnh hưởng tới tương lai sự nghiệp của bạn.
Sau đây là 17 thói quen làm việc thiếu chuyên nghiệp khiến bạn trở thành "cái gai" trong mắt của những người khác, đặc biệt là sếp của bạn.
"Khi chúng ta tự hào về thành quả của mình hoặc đại loại là một thứ gì đó tốt đẹp đã xảy ra với chúng ta thì một cách tự nhiên, ai cũng muốn chia sẻ chúng cho người khác". Kết luận này được đưa ra bởi Rosalinda Oropeza Randall – Chuyên gia nghiên cứu về phép xã giao và lịch sự, đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách "Don't Burp in the Boardroom" (Tạm dịch: Đừng ợ tại phòng họp của giám đốc).
Tuy nhiên, thói quen chia sẻ có thể dễ dàng khiến chúng ta trở thành người thích khoe khoang và theo Randall, dưới đây là một số hành vi cho thấy điều đó:
Randall cũng nhấn mạnh rằng "Nếu cảm thấy bản thân có những dấu hiệu như trên, hãy bắt đầu chia sẻ một cách khiêm tốn".
Randall nói rằng "Đúng giờ là điều rất quan trọng".
"Thứ chuyên nghiệp cần làm là đúng giờ và sẵn sàng làm công việc được yêu cầu". Họ không đơn thuần chỉ là giao cho bạn một nhiệm vụ đâu, họ còn đòi hỏi ở bạn nhiều hơn nữa.
Vicky Oliver – tác giả của cuốn sách "301 Smart Answers to Tough Interview Questions" (Tạm dịch: 301 câu trả lời thông minh cho những câu hỏi phỏng vấn hóc búa nhất) và "Power Sales Words" (Tạm dịch: Những từ ngữ chứa "sức mạnh" trong bán hàng) chia sẻ rằng tương tự như đi làm muộn, đến muộn trong các cuộc họp cũng thể hiện rằng bạn không có sự tôn trọng các đồng nghiệp khác – những người có mặt đúng giờ và cũng cho thấy bạn là người làm việc thiếu tổ chức.
Theo Randall: "Khiến ai đó phải chờ bạn được xem như là điều thô lỗ, thiếu chu đáo và kiêu ngạo".
"Cho dù tại bàn làm việc hay trong phòng nghỉ thì việc bị xem là người bẩn thỉu luôn là một vấn đề", Randall nói.
Khi rửa tay mà không xả nước hay vứt giấy bừa bãi trong nhà vệ sinh, chính xác thì bạn mong đợi ai sẽ là người dọn cho bạn vậy?
"Việc để lại một mớ hỗn độn sau khi rời khỏi phòng chính là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm, thiếu suy nghĩ và tự cao tự đại". Bàn làm việc sẽ phản ánh con người của bạn.
Không có những câu hỏi ngốc ngếch, Oliver nói, nhưng chắc chắn sẽ có những câu hỏi khiến người khác khó chịu. Chúng còn chứng tỏ bạn thực sự không muốn làm công việc đó hoặc chẳng hề nắm được nhiệm vụ cần phải làm.
"Khi nhận được một công việc mới, hãy tập hợp các thắc mắc và trình bày chúng một cách có tổ chức. Đừng bao giờ hỏi liên tục và dồn dập".
"Sẽ có những lúc chúng ta muốn kêu ca về sếp, đồng nghiệp hay công việc. Tuy nhiên, nếu nói ra, chỉ càng khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp". Randall cũng nói thêm rằng: "Sẽ rất tồi tệ nếu bạn phàn nàn mỗi ngày, cả ngày, từ lúc bạn đi tới chỗ làm cho tới khi ngồi trong văn phòng. Dần dần rồi mọi người cũng sẽ tìm cách tránh bạn mà thôi".
Đừng bao giờ tô son điểm phấn tại nơi công cộng, đặc biệt là bàn làm việc. Theo Oliver, nếu bạn cần "tút" lại vẻ ngoài, hãy đi vào nhà vệ sinh hoặc phòng nghỉ!
Trang phục luộm thuộm, đầu tóc rối bù, hơi thở có mùi hay những thứ tương tự càng khiến bạn nhanh chóng bị tẩy chay tại nơi làm việc.
Sếp của bạn sẽ nghi ngờ về thái độ làm việc của bạn và liệu rằng bạn có phù hợp cho những công việc mới được giao hay không? Chẳng hạn như thăng chức lên vị trí mới, gặp gỡ một khách hàng quan trọng hay đại diện cho công ty tại một hội nghị?
"Ợ, hút thuốc, dính thức ăn vào răng hay ít khi tắm đều là những hành vi thiếu chuyên nghiệp".
Bạn sẽ chẳng nhận được gì mỗi khi giả vờ ốm cả. Điều đó chẳng khiến sếp giảm khối lượng công việc hay cho phép bạn hưởng bất kỳ một ưu đãi nào đâu.
Đung đưa chìa khóa, rung đùi, liên tục kiểm tra điện thoại, nhai kẹo cao su, cắn móng tay, vò đầu bứt tai – danh sách của những biểu hiện bên ngoài cho thấy bạn lo lắng vẫn còn nhiều lắm. Có thể bạn không nhận ra bạn đang như vậy nhưng đồng nghiệp của bạn thì có đấy.
Thường xuyên thể hiện sự lo lắng không chỉ khiến những người xung quanh bị ảnh hưởng mà còn cho thấy bạn là người sống thiếu tích cực và không tập trung công việc.
Luôn có lý do vì sau nhắn tin khi đang lái xe là hành vi phạm luật. Bởi lẽ, không thể nào tập trung hoàn toàn khi làm hai việc cùng lúc được.
Nhắn tin điện thoại, lướt web trên máy tính, chat mạng xã hội, gửi email hay làm bất cứ việc gì khác trong cuộc họp sẽ khiến người khác nhận ra rằng bạn đang không chú ý tới nội dung cuộc họp.
Theo Randall: "Ngắt lời người khác là hành vi thô lỗ. Khi làm như vậy, người khác sẽ nghĩ rằng bạn thiếu tôn trọng, thiếu kiên nhẫn và thích phán xét".
Việc tham gia vào cuộc trò chuyện sẽ khiến bạn ghi điểm "hòa đồng" trong mắt người khác nhưng tranh lời ai đó khi họ đang nói lại là điều vô cùng tồi tệ.
Không hiếm các văn phòng mà một số nhân viên thường mang hàng hóa đến bán, có thể là bánh quy dành cho trẻ em.
Khiến đồng nghiệp mua sản phẩm với mục đích gây quỹ hoặc giúp đỡ bạn tiêu thụ chúng là điều không có gì hay ho cả. Một vài công ty còn nghiêm cấm hành vi kinh doanh tại văn phòng vì điều này gây lãng phí thời gian và đặt những người khác vào vị trí khó xử.
Sẽ rất khó khăn khi từ chối mua nếu người bán là đồng nghiệp ngồi cạnh bạn nhưng sẽ là bắt buộc nếu làm điều ngược lại. Chẳng ích gì với họ nếu lại mua thứ mà họ đã có cả.
Nghe nhạc quá to trong khi những người khác đang làm việc hay nghe điện thoại luôn là điều tốt kỵ bạn cần tránh.
Bạn có thể nói người khác nặng lời, khó nghe ở những nơi khác nhưng đừng bao giờ sử dụng chúng tại nơi làm việc. Phòng hành chính hoàn toàn có thể thiết lập một buổi nói chuyện riêng với bạn đấy.
Nhắn tin hay gọi điện với mục đích cá nhân quá nhiều tại nơi làm việc có thể sẽ khiến bạn "lọt" vào danh sách "cần quan tâm" của sếp. Hãy hạn chế ở mức tối thiểu hoặc sử dụng giờ nghỉ giải lao để xử lý chúng. Bạn không bao giờ biết là sếp có thể xuất hiện bất ngờ vào thời điểm nào đâu.
Hãy cư xử một cách thân thiện và hòa đồng với tất cả những người khác. Chẳng có lý do gì để bạn xây dựng "phường hội" của mình tại văn phòng làm việc cả.