Không còn tranh cãi gì nữa, khoa nghiên cứu hệ thần kinh xác nhận rằng những người có tính sáng tạo cao thường suy nghĩ và hành động khác so với những người còn lại. Não bộ của họ hoạt động một cách độc đáo, riêng biệt. Tuy nhiên, chính "món quà" đó có thể làm căng thẳng thêm các mối quan hệ của họ.
Nếu yêu thương một người có tính sáng tạo cao, chắc hẳn bạn đã từng trải qua cảm giác thấy họ như đang sống trong một thế giới hoàn toàn khác. Và sự thật đúng là như vậy. Mọi cố gắng làm thay đổi họ gần như không có tác dụng, bạn chỉ có thể cố gắng hiểu họ mà thôi.
Vậy những người có đầu óc sáng tạo cao liệu có gì khác so với những người bình thường? Để hiểu được họ, bạn phải học cách nhìn mọi việc qua lăng kính của họ và hãy ghi nhớ 20 điều sau đây:
Tâm trí của những người có tính sáng tạo cao là một cỗ máy không bao giờ biết ngừng lại, liên tục được thúc đẩy bởi sự tò mò mãnh liệt. Cỗ máy này dường như không có nút "tạm dừng", cũng như nút "tắt". Đôi khi chính điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, nhưng đó lại chính là nguồn gốc của sự sáng tạo vô bờ bến cùng với những hành động "điên rồ, hài hước" và những câu chuyện đáng nhớ.
Hai câu hỏi luôn thường trực trong đầu của những người sáng tạo là: "Điều gì sẽ xảy ra nếu...?" và "Tại sao lại không thể...?". Họ luôn đặt câu hỏi về những điều mà người ngồi đối diện khẳng định. Điều này có thể gây khó chịu cho những người xung quanh nhưng nó giúp họ xác định lại những gì mà họ có thể làm được.
Những người sáng tạo chẳng thà sống thật với chính bản thân mình còn hơn hòa nhập với mọi người xung quanh. Sống thật với chính mình, không bị dao động là cách giúp họ thành công, nhưng nó lại có thể gây ra hiểu lầm hoặc khó chịu đối với người khác.
Những người có tính sáng tạo cao luôn bị thu hút bởi những điều mới mẻ. Các kế hoạch họ đang thực hiện có thể trở nên vô cùng nhàm chán khi có một dự án thú vị hơn thu hút sự quan tâm chú ý của họ.
Đối với những người có tính sáng tạo cao thì sự sáng tạo của họ như một dòng chảy có nhịp điệu giữa các chu kỳ. Đôi khi thì hưng phấn năng động sáng tạo cực độ, nhưng cũng có lúc bình thường và cực thấp, thậm chí gần như không có gì. Mỗi chu kỳ đều rất cần thiết và không thể bỏ qua, bởi nó giống như các mùa trong năm vậy.
Không ai có thể lái xe đi xuyên quốc gia chỉ với một lần đổ xăng duy nhất cả. Vì vậy, người sáng tạo cũng cần thời gian để tìm kiếm nguồn cảm hứng và động lực. Thông thường, họ cần sự tĩnh lặng trong một khoảng thời gian để tạo nên những chu kỳ sáng tạo.
Môi trường phù hợp là điều kiện cần thiết để phát huy sự sáng tạo tột đỉnh. Nó có thể là một studio, quán cà phê hay một góc yên tĩnh nào đó trong nhà. Dù là ở bất cứ nơi nào, hãy dành cho họ một không gian riêng và tôn trọng điều đó.
Khi những người sáng tạo tập trung làm một việc gì đó, họ có thể bỏ ngoài tai mọi thứ xung quanh. Họ không thể làm nhiều việc cùng một lúc được và họ có thể phải mất 20 phút mới có thể tập trung lại sau khi bị gián đoạn, thậm chí thời gian gián đoạn chỉ có 20 giây.
Sáng tạo là sự trình bày cảm xúc con người một cách sâu sắc. Bạn không thể cho đi những gì mà bạn không có và khiến mọi người cảm nhận những gì mà bạn chưa từng trải qua. Một nhà văn từng nói: "Một người nghệ sĩ phải hét vào trang giấy nếu muốn mọi người nghe được lời thì thầm của anh ta". Tương tự như vậy, một người sáng tạo cần phải cảm nhận sâu sắc về cuộc sống nếu họ muốn mang sự sáng tạo đó đến với người khác.
Chính bởi có những cảm nhận sâu sắc đối với cuộc sống, những người sáng tạo có thể nhanh chóng chuyển đổi từ niềm vui nỗi buồn, thậm chí là trầm cảm. Trong khi đó, trái tim nhạy cảm của họ cũng chính là nguồn tài sản vô giá cho những đau khổ mà họ phải trải qua.
Những thông tin khô khan không bao giờ có thể chạm đến trái tim của mọi người như một câu chuyện cả. Những người sáng tạo, đặc biệt là nghệ sĩ, họ hiểu rõ điều này và họ thường biến tất cả những điều họ làm thành một câu chuyện hơn là chỉ miêu tả một cách trần trụi và đơn giản. Họ cần nhiều thời gian để giải thích một điều gì đó, nhưng điều quan trọng không phải là họ chỉ muốn giải thích, họ muốn kể một câu chuyện về những gì họ đã trải qua bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình để mọi người dễ dàng cảm nhận hơn.
Steven Pressfield - tác giả của cuốn "The War of Art" có viết:
"Hầu hết, mỗi người trong chúng ta đều có hai cuộc sống. Một là sống như chúng ta đang sống và một là sống cuộc sống chúng ta chưa từng sống. Đó là một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ".
Mỗi sáng, những người có tính sáng tạo cao thức dậy, họ luôn biết rõ những gì họ cần làm để thúc đẩy sự phát triển của bản thân. Tuy nhiên, họ luôn mang trong mình nỗi sợ hãi, "Chiến đấu" như Pressfield đã gọi, họ sợ bản thân không có được những gì họ cần. Dù có thành công đến mức nào thì nỗi sợ hãi đó cũng không bao giờ biến mất, chỉ đơn giản là học cách sống sống với nó, hoặc là không thôi.
Những gì mà họ sáng tạo ra thường phản ánh chính con người họ. Thường thì những người sáng tạo khó có thể tách con người thật của họ ra khỏi công việc, vì vậy mỗi lời nhận xét phê bình hay khen ngợi đối với tác phẩm của họ đều rất giá trị.
Điều này nghe có vẻ nghịch lý. Trên thực tế, có những lúc họ rất tin tưởng vào những gì mà họ sáng tạo ra, nhưng có những lúc họ nghi ngờ chính bản thân mình. Họ luôn tự hỏi: "Liệu họ đã làm tốt chưa?". Họ thường tự so sánh tác phẩm của mình với tác phẩm của người khác, rất ít khi thấy được sự xuất sắc của bản thân.
Khoa học vẫn chưa giải thích được sự sáng tạo là như thế nào và tại sao. Tuy nhiên, những người sáng tạo biết theo bản năng phải làm thế nào để có được sự sáng tạo. Đó là một thứ gì đó rất khó giải thích, chỉ có thể trải nghiệm mới có thể hiểu được nó.
Những người sáng tạo là những người rất hay chần chừ, vì nhiều người thường làm tốt công việc của họ nhất là khi trong tình trạng căng thẳng và áp lực. Họ hiểu rõ điều này, đôi khi còn cố tình trễ hạn đến phút cuối cùng để tạo động lực hoàn thành công việc tốt nhất.
Khám phá mới đây của khoa nghiên cứu hệ thần kinh chỉ ra rằng "trạng thái dòng chảy" có thể là trải nghiệm dễ nghiện nhất trên đời. Cảm xúc thăng trầm trong dòng chảy sẽ cuốn hút họ. Trong thực tế, những người sáng tạo "nghiện" cái cảm giác hồi hộp của sự sáng tạo - nói cách khác là hồi hộp với những gì mà họ tạo ra.
Giai đoạn đầu của quá trình sáng tạo là sự chuyển động nhanh cùng với sự phấn khích. Nhưng dần dần quá trình sáng tạo khiến mọi thứ chậm dân và trở nên quen thuộc với cảm giác hưng phấn ban đầu, họ có thể sẽ bỏ dở điều mình đang làm.
Như Steve Jobs từng nói: "Sự sáng tạo thực sự là một chút gì đó bên trên sự kết nối các điểm chấm với nhau". Những người sáng tạo có thể nhìn thấy mô hình trước khi chúng trở nên rõ ràng với người khác.
Sáng tạo là khi người ta có thể nhìn mọi vật dưới con mắt của một đứa trẻ và không bao giờ đánh mất sự tò mò. Đối với họ, cuộc sống là một điều bí mật, một cuộc thám hiểm và luôn tươi trẻ. Mọi thứ khác chỉ đơn giản là tồn tại, chứ không thật sự đang sống.