McDonal đã từng nói các nhà quản lý nên thường xuyên điều chỉnh lương theo mặt bằng các công ty khác trong ngành, hoặc theo chuẩn trên thị trường. Vì yếu tố tiền thưởng và lợi ích là sự khác biệt có thể giữ chân người tài giỏi ở lại làm việc cho doanh nghiệp, hơn là việc tìm cách đến với công ty khác.
Tùy nhiên, điều đó chưa hẳn là yếu tố quyết định thời gian mà nhân viên muốn ở lại công ty của bạn và cống hiến. Cón có khá nhiều những yếu tố bên ngoài tác động cũng rất dễ khiến nhân viên có ý định nhảy việc như bất đồng quan điểm, áp lực, môi trường làm việc,... Nếu không muốn nhân viên của mình bị đối thủ " cướp" đi chóng vánh, các nhà quản lý hãy thử tham khảo những bí quyết dưới đây nhé.
Tôn trọng nhân viên là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giữ chân nhân viên giỏi ở lại với doanh nghiệp. Khi chúng ta cư xử một cách chuyên nghiệp và đối đãi thật lòng với nhân viên, họ sẽ có thêm động lực để hoàn thành mọi công việc tốt nhất. Và tất nhiên, khi quản lý tôn trọng nhân viên thì nhân viên cũng sẽ dành cho bạn sự kính trọng.
Ngay cả khi rất yêu công việc hiện tại và được trả lương cao, nếu các nhân viên cảm thấy không được tôn trọng, họ sẽ không làm việc lâu dài cho doanh nghiệp. "Khi cảm thấy bản thân không được tôn trọng, thậm chí bị coi thường, các nhân viên sẽ không rời đi một cách đơn giản mà có thể còn tìm cách trả đũa doanh nghiệp."
Sau khi đã hoàn thành quá trình tuyển dụng và huấn luyện nhân viên, hãy để họ tự do trong công việc, tuyệt đối tránh làm họ mấ tập trung hay mất hứng làm việc.
Nếu nhân viên cảm thấy mất hứng trong công việc, bạn có thể hỏi thăm họ. Những chiêu trò tiêu cực tranh giành lợi ích trong doanh nghiệp, thái độ quan liệu, hách dịch của lãnh đạo hay can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên, cũng khiến nhân viên giỏi không muốn ở lại cống hiến cho công ty.
Bất cứ người quản lý nào cũng muốn chọn nhân viên trung thực, thật thà và minh bạch. Và chính những tiêu chí đó mà nhân viên cũng mong muốn có ở sếp của họ.
Nếu các nhân viên đã lên kết hoạch mục tiêu cho sự phát triển sự nghiệp, thì chắc chắn các mục tiêu đó sẽ không dễ dàng thay đổi. "Khi các nguyên tắc thay đổi, trở nên khó hiểu và bất công, các nhân viên sẽ rời bỏ bạn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi sự trợ giúp đắc lực từ họ".
Trong quá trình làm việc với nhau, đôi khi bạn sẽ trưng cầu ý kiến của nhân viên và điều đó đồng nghĩa với việc bạn ở đây để đóng góp ý tưởng cho công việc. Chính điều này sẽ cho nhân viên thấy được bạn quý trọng trí thông minh, kinh nghiệm cũng như óc phán đoán của họ. Thông qua quá trình trao đổi, nhân viên sẽ cảm thấy được thực lực của họ được công nhận.
Tuy nhiên có khá ít người quản lý có thể làm được điều đó. Khi các nhân viên không cảm thấy được quý trọng, họ sẽ tính toán đến việc rời bỏ công ty. Vì thế, hãy luôn luôn khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng công việc.
Khi đã khuyến khích nhân viên bày tỏ ý tưởng của họ thì nên thực hiện chúng, chứ đừng bỏ đấy. Nếu những sáng kiến của họ được thực hiện và có sức ảnh hưởng tới công việc chung, chắc chắn sẽ trở thành động lực để họ tiếp tục phấn đấu và cống hiến cho công ty.
Việc giữ chân những nhân tài cho công ty không phải là chuyên đơn giản, mà còn là chiến thuật đóng góp cho sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp lâu dài.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!