"Không ai nói điều này cho những người mới bắt đầu học thiết kế. Tôi ước gì đã được biết sớm. Tất cả chúng ta – những người làm sáng tạo – theo đuổi lĩnh vực thiết kế chỉ bởi vì nghĩ rằng mình có gu thẩm mỹ. Tuy nhiên, đó chính là lỗ hổng. Trong vài năm đầu tập tành sáng tạo, không đơn giản chỉ cần biết cảm nhận cái đẹp hay tạo ra một vài sản phẩm tốt chỉ trong ngày một ngày hai. Thực tế, gu của bạn – thứ đã khiến bạn có động lực để bước vào nghề này lại là thứ "gây chết người". Chỉ dựa vào "gu" là lý do giải thích tạo sao bạn cảm thấy thất vọng và muốn từ bỏ sớm.
Phần lớn những người tôi biết mà có thể tạo ra những sản phẩm thú vị, sáng tạo đều trải qua một vài năm đầu như vậy. Công việc, thực sự, không tự nhiên có thứ đặc biệt mà chúng tôi muốn nó có.
Nếu chỉ mới bắt đầu hoặc vẫn đang trải qua giai đoạn này thì hãy nhớ rằng đó là điều rất bình thường và thứ quan trọng nhất bạn có thể làm đó là hãy cố gắng sáng tạo nhiều nhất có thể. Đặt ra một deadline mỗi tuần và ép bản thân phải hoàn thành nhiệm vụ đó.
Đừng quá tin tưởng vào gu thẩm mỹ của bạn. Việc bạn cần làm là phải cố gắng thật nhiều, sáng tạo nhiều lên, tạo ra thật nhiều sản phẩm và rút kinh nghiệm từ các sai lầm.
Tuy mất nhiều thời gian hơn người khác để nhận ra được điều này nhưng tôi không hối hận bởi vì nhờ nó mà hôm nay, tôi có thứ để chia sẻ cho bạn"- Ira Glass.
Đây là chia sẻ của Ira Glass – một chuyên gia thiết kế được blogger Dan Crisan đăng lại trên trang Medium. Cùng với việc nhấn mạnh vào nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, Crisan cũng đề xuất 11 bí quyết giúp các designer rèn luyện "tay nghề" trong thời gian đầu bước chân vào lĩnh vực đầy thử thách này. Thông điệp mà cả hai tác giả đưa ra đó là đừng quá tự tin vào "gu" của bản thân bởi vì điều quan trọng hơn là bạn phải thử nghiệm thật nhiều các ý tưởng của mình và biến chúng thành các sản phẩm thực sự.
Hãy học hỏi từ bản copy của các nghệ sĩ xuất sắc nhất. Tìm kiếm xung quanh bạn xem ai là người đã thành thạo về lĩnh vực này, bắt chước và tự sáng tạo.
Một số nguồn tốt:
Vẽ bất cứ lúc nào bạn có ý tưởng trong đầu ra giấy, hình ảnh hóa chúng. Tưởng tượng sau khi hoàn thành và ra mắt thị trường, mọi người sẽ sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào. Thậm chí, hãy hình dung ra các tương tác: "nếu chạm vào A thì B sẽ được mở, trong B sẽ có cái gì và chạm vào chỗ nào sẽ xuất hiện cái cần tìm..."
Khai thác tối đa các phần mềm máy tính để thỏa sức sáng tạo, lý tưởng khi bạn thiết kế các ứng dụng di động. Ngoài ra, đừng quên tham gia các cộng đồng tuyệt vời như Design + Code và Sketch hay truy cập vào Designcode.io để khám phá thêm nhiều tài nguyên hữu ích khác.
Đừng bỏ sót bất cứ phần mềm nào trong bộ công cụ này.
Hãy khai thác hết tính năng miễn phí của chúng trước khi quyết định mua bản Premium.
Điểm khởi đầu hoàn hảo và là tài nguyên tuyệt vời nếu bạn đang cần thứ gì đó để truyền cảm hứng. Thay vì tự mày mò thì hãy sử dụng một vài template hoặc theme có sẵn, kết hợp các layer, biến đổi chúng, thiết kế sản phẩm của bạn và lặp lại quá trình này cho tới khi thấy ứng ý nhất.
Một vài ứng dụng đề xuất cho bạn:
Tạo ra một câu chuyện, một quy trình dựa trên thiết kế của bạn. Sử dụng InVision hoặc Principle sẽ cho phép người dùng tương tới với những gì bạn đã xây dựng.
Đây là cách bạn cải thiện và xác nhận lại rằng liệu mọi người có hiểu câu chuyện mà bạn muốn truyền tải. Hãy yêu cầu các chỉ trích mang tính xây dựng càng nhiều càng tốt. Dười đây là một số group mà bạn có thể tham gia để được giúp đỡ từ các thành viên khác.
Tác phẩm sau khi đã hoàn thiện, hãy giới thiệu chúng cho mọi người. Behance là lựa chọn tốt nếu bạn muốn tạo portfolio và thường xuyên cập nhật những sản phẩm mới.
Sau khi đã tự tin hơn, bạn cũng có thể công khai sản phẩm của mình lên Dribble để quảng bá chúng tới nhiều người hơn nữa.
Nghe, đọc, quan sát và chú ý vào các chi tiết. Hãy nhận ra những điểm khác biệt trong các sản phẩm và thu nạp những lời khuyên của họ để tạo ra bộ ý tưởng của riêng mình.
Bạn có thể "follow" một số nghệ sĩ nổi tiếng sau:
Đọc sách cũng sẽ giúp bạn làm mới bộ não của mình để có thêm nhiều ý tưởng mới lạ hơn nữa.