Ngày mai 24/6 các thí sinh sẽ bắt đầu thi những môn thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia 2017. Năm học 2016 - 2017 này, lần đầu tiên Địa lý cùng các môn Lịch sử, Giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm. Thi trắc nghiệm có thể dễ ăn điểm ở một mức độ nào đó và tránh cho thí sinh không bị điểm liệt. Thế nhưng điểm cao đến mức độ nào còn phụ thuộc rất lớn vào sự chú ý đầu tư trong năm và kỹ năng làm bài.
Trong tổ hợp 3 môn Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân thì môn dễ "ăn điểm" nhất trong 3 môn khối C đó là môn địa lý. Để có thể đạt kết quả tuyệt đối trong kỳ thi này các bạn thí sinh nên nắm vững những "bí kíp" sau.
Năm nay với hình thức thi trắc nghiệm, kiến thức sẽ được dàn đều hết trong tất cả câu hỏi, chính vì vậy điều bắt buộc với học sinh chính là thay đổi cách học cũng như lối tư duy tránh tình trạng "học tủ, học lệch". Khi ôn, các em nên ôn toàn bộ kiên thức trong sách giáo khoa, bởi như cấu trúc đề thi mà Bộ đã công bố thì đề thi sẽ được phân bổ theo 5 chủ đề: địa lý tự nhiên (7 câu), địa lý dân cư (3 câu), địa lý các ngành kinh tế (10 câu), địa lý vùng kinh tế (10 câu), thực hành (10 câu).
Cũng cần tránh ngộ nhận sai lầm rằng trắc nghiệm chỉ kiểm tra được khả năng nhớ chi tiết mà không kiểm tra được các kỹ năng tư duy bậc cao. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi trắc nghiệm TS phải biết học đúng cách, học bao quát để nắm chắc toàn bộ nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình chứ không phải là nhồi nhét vào đầu thật nhiều chi tiết rời rạc.
Ôn tập giúp thí sinh có thể củng cố, hệ thống lại kiến thức một cách tốt nhất. Khi ôn thí sinh cần ôn theo các chủ đề như tự nhiên Việt Nam, dân cư xã hội, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. Mỗi nội dung ôn tập các em hãy hệ thống lại một cách ngắn ngọn để có thể dễ nhớ nhất. Các bạn có thể học theo biểu đồ tư duy hình cây, hoặc viết lên những tờ giấy nhớ để có thể luôn nhớ kiến thức.
Theo các học sinh THPT nhìn nhận và đánh giá chung, môn Địa lí 12 là một trong những môn nếu hiểu được Atlat là sẽ làm được tốt bài. Chính vì thế Atlat có vai trò hết sức quan trọng. Đây cũng là tài liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí sinh mang vào và sử dụng trong phòng thi.
Nếu biết vận dụng các kiến thức có trong Atlat chắc chắc thí sinh có thể khai thác được một lượng lớn thông tin để có thể áp dụng vào bài thi.
Tuy nhiên, thí sinh cũng không được quá ngộ nhận Atlat là loại tài liệu thay thế cho bất kì nguồn tài liệu địa lý khác. Atlat chỉ có hiệu quả đối với những học sinh có kiến thức và kĩ năng sử dụng nó. Vì thế, các bạn cần nắm chắc kỹ năng phân tích tài liệu đặc biệt này cụ thể là dựa vào Atlat để hiểu các hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...